Bài 16: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) - Lịch sử lớp 8

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 16: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Châu Âu trong những năm 1918 - 1929 

1. Những nét chung

   - Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi. Đó là sự xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở sự tan vỡ của đế quốc Áo-Hung và thất bại của nước Đức.
   - Trong năm 1918 - 1923, các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế.
   - Trong năm 1924 - 1929, chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền thống trị. Về kinh tế, sau khi phục hồi mức sản xuất trước chiến tranh, từ năm 1924, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng.

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1929. Quốc tế cộng sản thành lập

   - Cách mạng tháng 11 - 1918 dẫn đến việc thiết lập chế độ cộng hòa tư sản ở Đức. Tháng 12 - 1918, Đảng Cộng sản Đức thành lập, dánh dấu bước phát triển mới của cách mạng. Trong năm 1918 - 1923, phong trào cách mạng vẫn tiếp diễn ở Đức.
   - Qua cao trào cách mạng 1918 - 1923, nhiều đảng cộng sản đã được thành lập: Đảng Cộng sản Hung-ga-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920)....
   - Với những hoặt động tích cực của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga, ngày 2 - 3 - 1919, Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản đã khai mạc tại Mát-xcơ-va. Quốc tế cộng sản trở thành một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới
  - Năm 1943, do sự thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế cộng sản tuyên bố tự giải tán.

II. Châu Âu trong những năm 1929 - 1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những hậu quả của nó

   - Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
   - Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. Hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
   - Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.

2. Phog trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929 - 1939

   - Từ năm 1929, trước nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, một cao trào cách mạng lại bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít đã ln rộng ở nhiều nước tư bản châu Âu.
   - Trog cuộc tổng tuyển cử tháng 5 - 1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập và thi hành một số chính sách tiến bộ trong những năm 1936 - 1939.
   - Ở Tây Ban Nha,tháng 2 - 1936, Mặt trận nhân dân cũng thu được thắng lợi trong tổng tuyển cử và chính phủ Mặt trận nhân dân được thành lập.