Bài 22: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 - Lịch sử lớp 8

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 22: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859

   - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông
   - Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. Chiều 31 - 8 - 1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
   - Rạng sáng 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng mở đâu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859

    - Tháng 2 - 1859, quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17 - 2 - 1859, chúng tân công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã dù có nhiều binh khí,lương thực
   - Khi đó nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn
   - Sau khi Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết, tạm thời kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp tập trung lực lượng, mở rộng việc đánh chiếm Gia Định
   - Đêm 23 rạng sáng 24 - 2 - 1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch, Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tương,Biên Hòa, Vĩnh Long.
   - Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi

II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

   - Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặc
   - Năm 1859, nghĩa quân Nguyễn Trung trực đốt cháy chiến tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 - 1861)
   - Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm địch thất điên bát đảo.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

   - Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời ra sức ngăn trở 
phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì
   - Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thát bại. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20 đến ngày 24- 6 - 1867, quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây(Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn
   - Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi