Bài 23: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884) - Lịch sử lớp 8

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 23: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì 

1. Tình hình Việt Nam trức khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì

   - Ngay sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, thực dân Pháp đã bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột về kinh tế nhằm biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì
   - Trong khí đó, triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

   - Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển và nhiều nguyền tin , thực dân Pháp đã nắm được tình hình Bắc Kì. Từ cuối năm 1872, chúng cho Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy,hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc
   - Sáng 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội
   - Nguyễn Tri Phương chỉ huy 700 quân triều đình cản giặc nhưng thất bại. Bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết
   - Trong chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874)

   - Ngày 21 - 12 - 1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận
   - Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3- 1874). Theo đó, quân Pháp sẽ rút khỏi Bắc Kì, triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Hiệp ước này đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại.

II. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 - 1884

1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)

   - Hiệp ước Giáp Tuất(1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cả nước
- Nền kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ. Nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi. Các đề nghị cải cách, duy tân đều bị khước từ
   - Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến của Pháp, ngày 3 - 4 - 1882 quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội
   - Ngày 25 - 4 - Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện
   - Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta Anh dũng chống trả nhưng chỉ cầm cự được buổi sáng. Đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự tử
   - Triều đình cầu cứu quân Thanh, cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp. Đồng thời ra lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược. Quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta. Trong khí đó, quân Pháp nhanh chóng chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

2. Nhân dân Bắc kì tiếp tục chống Pháp

   - Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. Ở Hà nội, khi quân Pháp nổ súng đánh thành, nhân dân tự tay đốt nhà, hàng nghìn người tụ tập thành đội ngũ, gươm giáo chỉnh tề tại đình Quảng Văn chuẩn bị kéo vào thành đánh giặc, chưa đi thì thành đã mất.
   - Ngày 19 - 5 - 1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy lọt vào trận địa mai phục. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giất trong đó có Ri-vi-e
   - Sau khi có thêm viện binh, cuối tháng 7 - 1883 nhân cơ hội vua Tự Đứcmới qua đời, nội bộ triều đình lục đục, chue ngĩa tư bản Pháp trên đà phát triển, thực dân Pháp quyết định đem quân tân công thẳng vào Thuận An

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ (1884)

   - Từ chiều 18 - 8 - 1883, hạm đôin Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến 20 - 8, chúng đổ bộ lên khu vực này. Triều đình xin đình chiến. Hác-măng lên Huế đưa ra một bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận vào 25 - 8 - 1883 (Hiệp ước Quý Mùi).
   - Nhiều sĩ phu văn thân là quan lại triều đình phản đối lệnh bãi binh. Đây là cơ sở để phái kháng chiến trong triều đình Huế, do Tôn Thất Thuyết cầm đầu, mạnh tay hành động.
   - Từ cuối năm 1883 đến giữa năm 1885, Pháp cho quân chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên... Quân Thanh đóng giữ các vị tró này lấy lệ rồi rút. Cuối cùng, Pháp - Thanh kid Quy ước Thiên Tân (11 - 5- 1884), nhà Thanh cam kết rút hết quân dội khỏi Bắc Kì.
   - Sau khi làm chủ tình thế, chính phủ Pháp lại bắt triều đình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt vào 16 - 6 - 1884. Nó chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám 1945.