Bài 28: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 - Lịch sử lớp 8

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 28: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Phong trào Đông du (1905 - 1909)

   - Trong số những người yêu nước đón nhận con đương cứu nước dân chủ tư sản, có một số người muốn dựa vào Nhật Bản. Nhật Bản được xem là nước cùng màu da, cùng văn hóa Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga nên có thể nhờ cậy được.
   - Các nhà yêu nước lập ra Hội Duy tân (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập
   - Lúc đầu,phong trào đông du thuận lợi. Đến tháng 9 - 1908, Pháp câu kết với Nhật yêu cầu trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Tháng 3 - 1909. Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản. Phong trào đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động

2. Đông Kinh nghĩa thục (1907)

   - Tháng 3 - 1907, Lương Văn Ca, Nguyễn Quyền... mở một trường học tại Hà Nội, lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.
   - Trường hoạt động chủ yếu ở nội thành Hà Nội, sau mở rộng ra ngoại thành và các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên... Số học sinh có khi lên tới 1000 người.
   - Tháng 11 - 1907, Pháp ra lệnh giải tán Đông kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng. Lương Văn Can, Vũ Hoành... bị bắt. Tuy hoạt động trong thời gian ngắn nhưng Đông Kinh nghĩa thục đạt được kết quả lớn, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc.

3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

   - Trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc vận động Duy tân diễn ra sôi nổi tại Trung Kì. Lãnh đạo là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... Hình thức của phong trào rất phong phú: mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu... Ảnh hưởng của phong trào rất mạnh. Đến 1908, phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, sau là Quảng Ngãi, lan ra các tỉnh Trung Kì. Pháp đàn áp, bắt bớ, tù đày, tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước, có Phan Châu trinh, Trần Quý Cáp.

II. Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến 

   - Ngày 1 - 8 - 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Thực dân Pháp đẩy mạnh việc vơ vét sức người, sức của ở Đong Dương để phục vụ chiến tranh đế quốc. Số lính thợ người Đông  cung cấp cho chiến tranh chiếm tổng số 1/4 tổng số lính thợ các thuộc địa của Pháp. Nông dân Việt Nam phải chuyển sang trồng cây công nghiệp như thầu dầu, đậu, lạc, đặc biệt là cao su. Hàng vạn tấm kim loại quý hiếm ở Việt Nam bị Pháp khai thác.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Tây Nguyên (1917)

   - Nhân khi Pháp thực hiện bắt lính để đưa sang chiến trường châu Âu, những người yêu nước tiến bộ của Quảng nam và Quảng Ngãi do Thái Phiên và Trần Cao Vân lãnh đạo, bí mật liên lạc với binh lính tập trung ở Huế và mời vua Duy Tân tham gia cuộc khởi nghĩa
- Kế hoạch khởi sự dự kiến vào đêm mùng 3 rạng sáng 4 - 5 - 1916 tại Huế song kế hoạch bị bại lộ. Các trại lính người Việt bị đóng cửa, khí giới bị tước. Thái Phiên, Trần Cao Vân bị bắt, bị kết án tử hình. Vua Duy Tân bị truất ngôi, đưa đi đày ở châu Phi.
   - Nhờ hằng ngày tiếp xúc với tù chính trị, trong đó có Lương Ngọc Quyến, một số binh lính do Đội Cấn cầm đầu được giác ngộ, phối hợp với tù chính trị tiến hành khởi nghĩa
   - Nghĩa quân giết chết viên Giám binh Pháp, phá nhà lao, thả tù chính trị, làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên trong một tuần, không chiếm được trại lính Pháp. Viện binh Pháp đánh từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài làm cho nghĩa quân phải rút ra tỉnh lị. Lương Ngọc Quyến hi sinh
   - Cuộc chiến đấu kéo dài gần 5 tháng. Đội cấn đã tự sát

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước

   - Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tài Đô đốc La-tu-sơ Tơ-vê-rin, để có cơ hội tới các nước phương tây xem họ làm thế nào, rồi về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm.
   - Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia các buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm hồi hương.
   - Những hoạt động yêu nước tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.