Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời cuả chủ nghĩa Mác - Lịch sử lớp 8

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

I. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX 

1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công

   - Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân hình thành sớm ở Anh,rồi ở các nước khác.Lòng tham lợi nhuận, sự bóc lột nặng nề của giai cấp tư sản đã làm cho tình cảnh công nhân vô cùng khốn khổ. Họ phải làm việc 14 đến 16 giờ mỗi ngày trong điều kiện lao động vất vả, đồng lương thấp. Điều kiện ăn ở tồi tàn
   - Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đạp phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh, rồi lan ra các nước khác vào đầu thế kỉ XIX.Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm
   - Giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840

   - Giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.
   - Năm 1831, công nhân dệt tơ ở Li-ông khởi nghĩa đời tăng lương,giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, họ lại khởi nghĩa, chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày.
   - Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, song chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp
   - Từ năm 1836 đến năm 1847, "Phong trào Hiến chương" đã diễn ra ở Anh.
   - Những cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn nhưng đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

II. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác

1. Mác và Ăng-ghen

   - Các Mác sinh năm 1818 trong gia đình trí thức gốc Do thái ở thành phố Tơ-ri-ơ. Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa cộng tác với báo có khuynh hướng cách mạng. Bị trục xuất khỏi Đức, năm 1843 ông sang Pa-ri tiếp tục nghiên cứu, tham gia phong trào cách mạng ở Pháp.
   - Ăng-ghen sinh năm 1820 trong gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men. Năm 1842, ông sang Anh và tìm hiểu nỗi khổ của công nhân, công bố nhiều bài viết trog đó có cuốn "Tình cảnh giai cấp công nhân".
   - Năm 1844, Ăng-ghen từ Anh sang Pháp gặp Mác; bắt đầu tình bạn bền chặt giữa hai nhà lí luận cách mạng lỗi lạc.

2. "Đồng minh những người cộng sản' và "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"

   - Ở Anh, Mác và Ăng-ghen liên hệ với "Đồng minh những người cộng sản". Hai ông được ủy nhiệm soạn thảo cương lĩnh của đồng minh. Tháng 2 - 1848, cương lĩnh được tuyên bố ở Luân Đôn dưới hình thức một bản tuyên ngôn - Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
   - Đây là văn kiện quan trọng cuarchur nghĩa xã hội khoa học, gồm những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Phong trào công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất

   - Trong những năm 1848 - 1849, giai cấp công nhân ở nhiều nước châu Âu đã đứng lên đấu tranh quyết liệt chống áp bức bóc lột. Ngày 23 - 6 - 1848, công nhân và nông dân Pa-ri lại khởi nghĩa, chiến đấu trog bốn ngày. Tuy bị đàn áp đẫm máu, nhưng Mác nhận định "đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay".
   - Ở Đức, công nhân và thợ thủ công nổi dậy. Tư sản Đức không quyết liệt đấu tranh chống thế lực phong kiến.Phong trào cách mạng vẫn phát triển.
   - Ngày 28 - 9 - 1864, Hội liên hiệp lao động quốc tế được thành lập (Quốc tế thứ nhất). Mác là địa biểu công nhân Đức, được cử vào Ban lãnh đạo và trở thành linh hồn của Quốc tế thứ nhất.
   - Từ khi thành lập đến 1879, Quốc tế thứ nhất vừa tuyền bá học thuyết Mác,vừa đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế.