Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 26 Lịch Sử 9 Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

I. Chiến dịch Biên giới – Thu đông 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

- Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, ta thoát khỏi thế bao vây.
- Pháp liên tiếp thất bại, lệ thuộc vào Mĩ.
- Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương.

2. Quân ta tiến công địch ở Biên giới phía Bắc.

a. Âm mưu của Pháp
- Thực hiện “kế hoạch Rơ-ve” nhằm khoá chặt biên giới Việt Trung.
- Ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc -> đè bẹp cuộc kháng chiến của ta.
b. Ta:
- Chủ trương: Mở chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950.
* Diễn biến: 
- Sáng 18/9/1950, quân ta tiêu diệt địch tại Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.
- Pháp tổ chức chiếm lại Đông Khê bằng cách cho 2 cánh quân từ Cao Bằng xuống và từ Thất Khê lên.
- Đoán được ý định của địch, quân ta mai phục trên đường số 4, tiêu diệt hai cánh quân Cao Băng và Thất Khê, Pháp buôc phải rút quân về Na Sầm và Lạng Sơn, đến ngày 22/10 thì rút khỏi đường số 4.
- Kết quả:
+ Giải phóng vùng biên giới Việt – Trung dài 750 km.
+ “Hành lang Đông – Tây”bị chọc thủng ở Hoà Bình.
+ Thế bao vây ở trong và ngoài căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ.
+ Kế hoạch Rơ- ve bị phá sản.
* Ý nghĩa:
+ Mở đầu giai đoạn quân ta giành quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ. 
+ Chứng minh sự trưởng thành của quân đội và cuộc kháng chiến của ta đã chuyển từ thế phòng ngự sang thế tiến công.

II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp

- Mĩ can thiệp vào Đông Dương ngày càng sâu, từng bước thay chân Pháp.
- Pháp thực hiện âm mưu giành quyền chủ động chiến lược đã mất với việc đề ra kế hoạch Đờ lát đờ Tát-xi-nhi (12.1950).

III. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951)

1. Hoàn cảnh

- Cuộc kháng chiến của ta có bước phát triển toàn diện về ngoại giao, quân sự.
- Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương, Pháp-Mĩ đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi.

2. Nội dung

- Đề ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam.
- Đổi tên Đảng thành Đảng Lao động Việt Nam, bầu ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị.

3. Ý nghĩa

- Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.

IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt

1. Chính trị

- Ngày 3.3.1951, Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành mặt trận Liên Việt.
- Ngày 11.3.1951, liên minh Việt-Miên-Lào được thành lập.

2. Kinh tế

- Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Chấn chỉnh thuế khoá, xây dựng nền tài chính, ngân hàng và thương nghiệp.
- Giảm tô và cải cách ruộng đất.

3. Văn hoá- giáo dục

- Cải cách giáo dục.
- Số học sinh trung học chuyên nghiệp, đại học và phổ thông tăng.
- 1.5.1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I.

4. Ý nghĩa: 

- Có một hậu phương vững mạnh là chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến lập công.