Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973) - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 29 Lịch Sử 9 Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ, cứu nước (1965 - 1973)

I. Chiến đấu chống chiến lược“ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 -1968).

1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ

a, Hoàn cảnh: 
- Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
b, Thủ đoạn
- Tiến hành bằng lực lượng quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
- Mục tiêu: tiêu diệt quân chủ lực, bình định miền Nam.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ

- Về mặt quân sự:
+ Chiến thắng Vạn Tường.
+ Đánh bại các đợt hành quân càn quét lớn của Mĩ trong hai mùa khô (1965 – 1966; 1966 – 1967).
- Về mặt chính trị: 
+ Phong trào đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng ấp chiến lược.
+ Phong trào đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ dâng cao.
- Mặt trận ngoại giao: Uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên.

3. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 (đọc thêm) 

a. Hoàn cảnh
- So sánh lực lượng giữa ta và địch.
- Mâu thuẫn trong năm bầu cử tổng thống Mĩ.
b, Diễn biến
- Đêm 30 rạng sáng 31/1/1968, ta đồng loạt tấn công ở hầu khắp các ấp chiến lược và vùng nông thôn và các cơ quan đầu não của địch (Tòa đại sứ Mĩ, Dinh “Độc lập”, Bộ Tổng tham mưu ngụy....)
c, Ý nghĩa
- Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bị phá sản.
- Mĩ phải ngừng ném bom phá hoại miền Bắc => buộc phải ngồi vào bàn đàm phán ở Pa-ri.

II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ vừa sản xuất (1965 -1968)

1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc

a, Hoàn cảnh: dựng “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”
b, Mục đích
- Vu khống cho quân ta vô cớ tấn công quân Mĩ 
- Có điều kiện bình định miền Nam.
- Phá hoại hậu phương lớn, hỗ trợ cho chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
c, Diễn biến
- 5/8/1964, ném bom đánh phá một số nơi ở miền Bắc.
- 7/2/1965, bắn phá một số nơi ở miền Nam và chính thức gây cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất

a. Chủ trương
- Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hoá toàn dân triệt để, sơ tán và phân tán.
- Đẩy mạnh kinh tế địa phương, chú trọng phát triển nông nghiệp.
b. Thành tích
- Quân sự : dấy lên phong trào thi đua chiến đấu chống Mĩ.
- Sản xuất: 
+ Nông nghiệp: Diện tích canh tác mở rộng, năng suất không ngừng tăng.
+ Công nghiệp: Các cơ sở công nghiệp lớn kịp thời sơ tán và sớm ổn định sản xuất. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng phát triển.
+ Giao thông vận tải: đảm bảo thông suốt.

3. Miền Bắc thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn

- Chi viện sức người, sức của cho miền Nam. 
- Sau 4 năm sức chi viện tăng gấp 10 so với thời kì trước.

III. Chiến đấu chống chiến lược “ Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 – 1973)

1. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến  tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ

a. Hoàn cảnh: Thất bại liên tiếp ở Việt Nam và gặp phải sự phản đối của nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới.
b. Âm mưu, thủ đoạn 
- Vực ngụy mạnh, rút dần quân Mĩ về nước.
- Tăng viện trợ, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”

a/ Chính trị
- 6/6/1969, chính phủ cách mạng lâm thời ra đời.
- 4/1970, Hội nghị cao cấp ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia họp để biểu thị quyết tâm đấu tranh.
b/ Quân sự
- Từ 30/4 -> 30/6/1970, đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia.
- Từ 12/2 -> 23/3/1971, đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719”.

3. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972

a, Hoàn cảnh
- Đầu năm 1969: Mĩ vực ngụy lấn đất, lấn dân của ta thu được một số kết quả.
- Năm 1970, Mĩ mở rộng chiến tranh ra ba nước Đông Dương.
- Năm 1971: Mĩ dùng ngụy tổ chức cuộc hành quân “Lam Sơn – 719”  nhưng thất bại.
b, Diễn biến
- 30/3/1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược.
- Cuối tháng 6/1972, ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch, tiêu diệt hơn 20 vạn quân địch, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn.
c, Ý nghĩa: giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Mĩ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược.

IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mĩ (1969 -1973).

1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế – văn hoá

a, Hoàn cảnh: 
- Các công trình về giao thông, công nghiệp, nông nghiệp hầu như bị hư hỏng, đổ nát.
- Miền Bắc dấy lên phong trào thi đua học tập, công tác, lao động sản xuất.
b, Các thành tựu
- Nông nghiệp: sản lượng lương thực tăng.
- Công nghiệp 
+ Nhiều cơ sở công nghiệp nhanh chóng khôi phục và hoàn thiện đưa vào hoạt động.
+ Sản lượng CN tăng 142% so với năm 1968.
- GTVT: nhanh chóng khôi phục.
- VH– GD – y tế: được khôi phục và phát triển.

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

a. Mĩ:
- 6/4/1972, ném bom một số nơi.
-16/4/1972, chính thức cuộc chiến tranh phá hoại.
- 9/5/1972, phong toả cảng Hải Phòng và các cửa sông-vùng biển miền Bắc.
- Từ 18 -> 29/12/1972, mở cuộc tập kích bằng máy bay B52. 
b. Ta: 
- Các hoạt động sản xuất, xây dựng văn hoá-giáo dục-y tế được duy trì và phát triển.
- Giao thông đảm bảo thông suốt.
- Đánh bại cuộc tập kích bằng không quân.

V. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam

1. Ý nghĩa

- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất.
- Mĩ phản công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút quân về nước.