Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 17 Lịch Sử 9 Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời

I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927)

- Liên tiếp bùng nổ các cuộc bãi công, phong trào công nhân:
+ 1926 – 1927, nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức nổ ra lớn nhất là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền cao su Cam Tiên, Phú Riềng và công nhân đồn điền cà phê Ray-na.
+ Phong trào công nhân mang tính thống nhất trong toàn quốc, nổ ra từ Bắc đến Nam, lớn nhất là bãi công ở nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm – cưa Bến Thủy,nhà máy xe lửa Trường Thi, nhà máy Ba Son,..
- Mang tính thống nhất trong toàn quốc, mang tính chính trị, có sự liên kết với nhau và kết thành một làn sóng cách mạng dân tộc, dân chủ khắp cả nước.

II. Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928)

- Bối cảnh:
+ Phong trào yêu nước dân chủ diễn ra mạnh mẽ.
+ Sau nhiều lần thay đổi tháng 7 năm 1928, lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
- Thành phần: 
+ Tri thức trẻ.
+ Thanh niên tiểu tư sản.
- Hoạt động:
+ Cử người dự lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
+ Vận động hợp nhất với Hội Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
- Sự phân hoá: nội bộ đấu tranh giữa tư tưởng vô sản và tư sản.
- Một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị thành lập một chính đảng kiểu mới.

III. Việt Nam Quốc dân Đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930)

a. Việt Nam Quốc dân đảng

- Hoàn cảnh ra đời:
+ Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh mẽ.
+ Các trào lưu tư tưởng bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc tác động mạnh mẽ tới sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng.
- Sự ra đời:
Nhóm Nam Đồng thư xã – tiền thân của Việt Nam Quốc dân đảng.
- Xu hướng chính trị: theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản.
- Thành phần: sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả,địa chủ ở nông thôn, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.

b. Khởi nghĩa Yên Bái.

- Nguyên nhân:
+ Sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba-danh, Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp, nhiều đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt, cơ sở ở các nơi bị phá vỡ.
+ Bị động trước tình thế, những người lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân đảng quyết định hành động.
- Kết quả: khởi nghĩa nhanh chóng thất bại.
- Ý nghĩa lịch sử: cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta với bè lũ cướp nước và tay sai. Chứng minh con đường giải phóng dân tộc không thể đi theo hướng cách mạng dân chủ tư sản.

IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929

1. Hoàn cảnh

- Cuối 1928 đầu 1929, phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh cần có một Đảng lãnh đạo.
- Tháng 3/1929, chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập.

2. Quá trình thành lập

- 6/1929, Đông Dương cộng sản đảng thành lập ( Bắc Kì).
- 8/1929, An Nam cộng sản đảng thành lập (Nam Kì ). 
- 9/1929, Đông Dương cộng sản liên đoàn thành lập (Trung Kì ).