Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946) - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 24 Lịch Sử 9 Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946)

I. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám

1. Khó khăn

- Giặc ngoại xâm.
- Sản xuất đình đốn, nạn đói mới đe dọa đời sống của nhân dân.
- Tài chính trống rỗng, chưa kiểm soát được ngân hàng Đông Dương.
- Văn hoá, giáo dục: 90% dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.

2. Thuận lợi

- Trong nước: nhân dân lao động đã giành được chính quyền, làm chủ, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền.
- Trên thế giới: Liên Xô và các lực lượng dân chủ đã chiến thắng phát xít trong chiến tranh thế giới II đã cổ vũ và ủng hộ nhân dân ta.

II. Bước đầu xây dựng chế độ mới

- 6.1.1946,tiến hành Tổng tuyển cử tự do trong cả nước 
- 2.3.1946, Chính phủ mới ra mắt quốc dân đồng bào, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Lập ban dự thảo hiến pháp.
+ Bộ máy mới được xác lập từ trung ương đến địa phương.
- 29.5.1946, mặt trận Liên Việt ra đời để mở rộng khối đoàn kết dân tộc.

III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

1. Diệt giặc đói

- Lập “Hũ gạo tiết kiệm”. 
- Tổ chức “Ngày đồng tâm”.
- Không dùng gạo nấu rượu.
- Tăng gia sản xuất được đẩy mạnh:
+ Thực hiện khai hoang, phục hoá.
+ Chia lại ruộng công.
+ Ra thông tư giảm tô và ra sắc lệnh giảm các loại thuế.

2. Diệt giặc dốt

- 8.9.1945, Chủ tịch HCM kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ và kêu gọi nhân dân xoá nạn mù chữ.

3. Giải quyết khó khăn về tài chính

- Chính phủ kêu gọi tinh thần đóng góp của dân.
- Xây dựng “qũy độc lập” và phát động “Tuần lễ vàng”.
- 31.1.1946, Chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam. 
- 23.11.1946, Quốc hội quyết định cho phát hành tiền Việt Nam trong cả nước.

IV. Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược

1. Quá trình xâm lược trở lại của Pháp

- Đêm ngày 22 rạng sáng ngày 23.9.1945, gây cuộc chiến tranh xâm lược trở lại.
- 10.1945, đánh chiến Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

2. Đối phó của ta

- Nhân dân Nam Bộ anh dũng đánh trả bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí.
- Mở đầu là cuộc chiến đấu ở Sài Gòn-Chợ Lớn, rồi cả Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
- Nhân dân Bắc Bộ và Trung Bộ tích cực chi viện sức người, sức của.

V. Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản cách mạng.

1. Âm mưu của quân Tưởng

- Đưa nhiều yêu sách về kinh tế, chính trị nhằm chống phá cách mạng.

2. Chủ trương của ta

- Hoà hoãn, nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị.
- Đối với bọn tay sai: cương quyết với việc đề ra một số sắc lệnh trấn áp.

VI. Hiệp định sơ bộ (6.3.1946) và tạm ước Việt-Pháp (14.9.1946)

- Ngày 6/3/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Xanh- tơ- ni bản Hiệp định sơ bộ.
- Sau Hiệp định sơ bỘ, Pháp vẫn gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, âm mưu tách miền Nam ra khỏi Việt Nam. Ta đấu tranh buộc Pháp ngồi vào bàn hội nghị tại Phông-ten-lơ-blo. Nhưng hội gị đã thất bại.
- Trước tình thế đó, Chủ tịch HCM đã ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước (14/9/1946), tiếp tục nhượng cho Pháp một số quyền lợi để ta có thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.