Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 27 Lịch Sử 9 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)

I. Kế hoạch Na-va của Pháp-Mĩ

1. Hoàn cảnh

- Pháp gặp khó khăn, suy yếu rõ rệt, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương.

2. Nội dung

Được thực hiện theo 2 bước
+ Bước 1: Thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương
+ Bước 2: Từ thu đông 1954 thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giàng thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh

3. Hành động của Pháp

- Xin thêm viện trợ, tăng cường binh lực, mở các cuộc hành quân càn quét.

II. Cuộc tiến công chiến lược năm 1953- 1954 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

1. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954

- Phương hướng chiến lược của ta: Mở các cuộc tiến công vào hướng quan trọng về chiến lược mà lực lượng địch yếu buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta
- Phương châm: “Tích cực chủ động, cơ động, linh hoạt, đáng ăn chắc, đánh chắc thắng” 
- Ta buộc địch phải phân tán lực lượng thành 5 mảng.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)

* Cứ điểm:
- Là vị trí chiến lược quan trọng.
+ Lực lượng: 16.200 quân, 49 cứ điểm với 3 phân khu: Bắc , Nam và trung tâm Mường Thanh.
-> “Pháo đài không thể công phá”.
- 3.12.1953, chúng quyết định giao chiến  với ta ở Điện Biên Phủ.
* Chủ trương của ta:
- 12.1953, Bộ chính trị trung ương Đảng quyết đinh mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Mục tiêu:
+ Tiêu diệt lực lượng địch.
+ Giải phóng Tây Bắc.
+ Tạo điều kiện giải phóng Bắc – Lào.
* Diễn biến
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954 và được chia làm 3 đợt:
- Đợt 1: quân ta tiến công và tiêu diệt Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2: quân ta tiến công và tiêu diệt căn cứ phía Đông phân khu Trung tâm.
- Đợt 3: quân ta đồng loạt tấn công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt sở chỉ huy của địch.
* Kết quả
- Loại  khỏi vòng chiến đấu: 16.200 tên địch trong đó có một thiếu tướng.
- Phá huỷ toàn bộ phương tiện chiến tranh.

III. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương

1. Hoàn cảnh và tiến trình của Hội nghị

- Hoàn cảnh: Bước vào Đông Xuân 53-54, ta vừa đấu tranh quân sự vừa đấu tranh ngoại giao.
- Tiến trình của Hội nghị
 8.5.1954, Hội nghị khai mạc.
- Thành phần gồm: Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp và các nước Đông Dương.
- Phái đoàn của ta do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu.

2.  Ý nghĩa

- Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
- Đó là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương
- Buộc thực dân Pháp rút quân về nước, âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp – Mĩ bị thất bại.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội.

IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)

1. Ý nghĩa lịch sử

- Đối với dân tộc
+ Thắng lợi này đã kết thúc ách thống trị gần 1 thế kỉ của thực dân thống trị trên đất nước ta.
+ Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đi lên chủ nghĩa xã hội. => Cơ sở thống nhất đất nước.
- Đối với thế giới:
+ Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau chiến tranh thế giới II, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
+ Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng trên thế giới.

2 . Nguyên nhân thắng lợi.

- Nguyên nhân chủ quan:
+ Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn sáng tạo.
+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân
+ Có mặt trận được thống nhất, củng cố và mở rộng.
+ Có lực lượng vũ trang không ngững lớn mạnh.
+ Có hậu phương rộng lớn, vững chắc.
-  Nguyên nhân khách quan:
+ Có sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.
+ Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới.