Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975) - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 30 Lịch Sử 9 Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1973 - 1975)

I. Miền Bắc khôi phục hậu quả chiến tranh, khắc phục phát triển kinh tế - văn hóa, ra sức chi viện cho miền nam

- Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc: khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
- Kết quả:
+ Sau hai năm (1973 – 1974), cơ bản khôi phục xong các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, các công trình văn hóa, y tế, giáo dục.

+ Kinh tế có bước phát triển, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phát triển nhanh, đời sống nhân dân ổn định.
+ Thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
- Miền Bắc chuẩn bị cho xây dựng và tiếp quản vùng giải phóng.

II. Đấu tranh chống địch "bình định - lấn chiếm" tạo thế và lực, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền nam

1. Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn

- Mĩ để lại nhiều cố vấn, lập bộ chỉ huy, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
- Huy động lực lượng tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”.
+ Liên tiếp mở nhiều cuộc hành quân “Bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng

2. Cuộc chiến đấu của ta

a/ Chủ trương của Đảng
- 7.1973, BCH TƯ Đảng họp Hội nghị lần thứ XXI, nêu rõ nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam.
- Tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bằng con đường bạo lực.
b/ Diễn biến: Cuối năm 1973, ta vừa kiên quyết đánh trả địch vừa chủ động mở các cuộc tiến công địch.
c/ Kết quả
- Giải phóng đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.
- Tại các vùng giải phóng nhân dân ra sức khôi phục, các ngành sản xuất và các mặt họat động văn hoá - xã hội – giáo dục, y tế cũng được đẩy mạnh.

III. Giải phóng hoàn toàn miền nam, giành toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc

1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam

- Hoàn cảnh: Cuối năm 1974 – 1975, so sánh lược lượng ở miền Nam thay mau lẹ có lợi cho cách mạng.
- Nội dung:
+ Giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.
+ Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

2. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

- Lực lượng có lợi cho ta.
- Địch bị đẩy vào thế bị động (sau chiến thắng Phước Long).
* Chủ trương, kế hoạch của ta 
-  Giải phóng miền Nam trong vòng 2 năm (1975 – 1976).
- Nếu có thời cơ giải phóng ngay trong năm 1975.

a. Chiến dịch Tây Nguyên (4 -> 24.3.1975)
- 10/3/1975, tấn công Buôn Ma Thuột.
- 14/ 3/ 1975, địch rút khỏi Tây Nguyên.
- 24/ 3/1975, Tây Nguyên giải phóng.
- Ý nghĩa: Tạo ra được thế mạnh.

b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21 -> 29/3/1975)
- 21/ 3/ 1975, đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế.
- 26/ 3/ 1975, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- 29/ 3/ 1975, Đà Nẵng giải phóng.

c/ Chiến dịch Hồ Chí Minh
- 16/ 4/ 1975, chọc thủng tuyến phòng thủ Phan Rang; 
- 21/4 đánh vào  Xuân Lộc -> Nguyễn Văn Thiệu từ chức.
- 5 giờ chiều 26/ 4, chiến dịch mở màn.
- 11h 30’ ngày 30/ 4/ 1975, chiến dịch kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng.

IV. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).

1/ Ý nghĩa lịch sử

- Thắng lợi mở ra thời kì độc lập  và toàn vẹn lãnh thổ.
- Thắng lợi mang ý nghĩa thời đại lớn lao.

2/ Nguyên nhân thắng lợi

- Sự lãnh đạo tài tình của Đảng.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm, lòng yêu nước, lao động cần cù của nhân dân cả nước.
- Sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.