Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX - Lịch sử lớp 9

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 1 Lịch Sử 9 Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

A.Liên Xô

1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh (1945 - 1950)

- Hoàn cảnh lịch sử: là nước thắng trận nhưng phải chịu những tổn thất nặng nề.
- Kết quả: dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước Xô viết, Liên Xô đã hoàn thành vượt thời hạn kế hoạch 5 năm lần thứ tư, đạt nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vượt bậc, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ.

2. Liên Xô tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh Thế giới thứ hai trong những năm 70 của thế kỉ XX

- Hoàn cảnh lịch sử: tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn 5 năm lần thứ 5 (1951-1955), lần thứ sáu (1956-1960), kế hoạch 7 năm (1959-1965)... Phương hướng chính: tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, thực hiện thâm canh trong nông nghiệp, đấy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng, xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- Kết quả: trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Đạt nhiều thành tựu khoa học - kĩ thuật vang dội: là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ (1957), phóng tàu “Phương Ðông” đưa nhà du hành vu trụ Ga-ga-rin lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Ðất (1961)...
Về đối ngoại, Liên Xô là thành trì vững chắc của cách mạng và hòa bình thế giới. 

B. Ðông  Âu

- Sự thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân: Trước Chiến tranh Thế giới thứ 2, hầu hết các nước Ðông Âu là thuộc địa các nước tư bản Tây Âu, bị Đức chiếm đóng nô dịch trong Chiến tranh Thế giới. Khi Hồng quân Liên Xô tiến vào lãnh thổ Đông Âu truy kích quân đội phát xít, nhân dân Ðông Âu đã vùng dậy khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, thành lập các nước dân chủ nhân dân nhân dân: Ba Lan (7-1944), Ru-ma-ni (8-1944), Hung-ga-ri(4-1945), Tiệp Khắc (5-1945), Nam Tư (11-1945), An-ba-ni (12-1945), Bun-ga-ri (9-1946), Cộng hoà Dân chủ Ðức (10-1949). Từ 1945 - 1949, các nước Ðông Âu hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ cách mạng dân chủ nhân dân, một loạt nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập.
- Tiến hành xây dựng đất nước và thành tựu tiêu biểu: thực hiện nhiệm vụ: Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản; Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thực hợp tác xã, tiến hành công nghiệp hóa; Xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội... Ðầu những năm 70 của thế kỉ XX, các nước Đông Âu trở thành những nước công – nông nghiệp, bộ mặt đất nước thay đổi căn bản và sâu sắc.

C. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

- Ngày 8-1-1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) gồm các nước Liên Xô, An-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Tiệp Khắc được thành lập nhằm đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước khối xã hội chủ nghĩa. Sau này thêm: Cộng hòa Dân chủ Ðức (1950), Mông Cổ (1962), Cu-ba (1972), và Việt Nam (1978).
- Tháng 5-1955, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập - liên minh các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị, góp phần duy trì an ninh hòa bình của châu Âu và thế giới trong giai đoạn hoạt động của mình.