Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX - Lịch sử lớp 9

Lý tuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 2 Lịch Sử 9 Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX

I. Sự khủng hoảng và tan rã của liên bang Xô Viết

1. Nguyên nhân:

-  Năm 1973, khủng hoảng kinh tế nổ ra, mở đầu bằng cuộc khủng hoảng dầu mỏ, tạo ra sự khủng hoảng về nhiều mặt trên thế giới, đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách về kinh tế, xã hội, chính trị cho phù hợp với những thách thức của tình hình mới.
- Liên Xô không tiến hành các cải cách cần thiết, cho nên lâm vào khủng hoảng toàn diện.

2. Diễn biến:

- Tháng 3/1985 Goóc-ba-chôp đề ra đường lối cải tổ.
- Công cuộc cải tổ tiến hành trong tình hình chuẩn bị không chu đáo, thiếu đường lối chiến lược, nhất quán.

3. Hậu quả:

- Đất nước ngày càng khủng hoảng và rối loạn
+ Mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ
+ Đảng Cộng sản bị đình chỉ hoạt động
- 21/12/1991: 11 nước cộng hòa tuyên bố độc lập.
- 25/12/1991 Goóc-ba-chốp từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Bang Xô Viết tan rã sau 74 năm tồn tại.

II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu.

1. Nguyên nhân:

- Cũng như Liên Xô, giai đoạn này các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng kinh tế và chính trị gay gắt, trong khi chính phủ nhiều nước không đề ra được các cải cách cần thiết và đúng đắn. 

2. Hậu quả:

- Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo, thực hiện đa nguyên chính trị, các thế lực chống CNXH nắm chính quyền.
+ 1989 chế độ XHCN sụp đổ ở hầu hết các nước Đông Âu.
- Ngày 28-6-1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ngừng hoạt động, ngày 1-7-1991, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể, hệ thống chủ nghĩa xã hội bị tan rã và sụp đổ.