Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 25 Lịch Sử 9 Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

I. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19.12.1946)

1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ

a. Âm mưu của Pháp
- Thực dân Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa.
b. Chủ trương của ta:
- Ngày 18 -> 19.12.1946, Ban thường vụ trung ương Đảng học phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối 19.12.1946, Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
- Đêm 19.12.1946, tiếng súng kháng chiến bắt đầu. 

2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của ta

-Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
+ Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Trinh.

II. Cuộc chiến đấu của các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

1. Diễn biến

- Mở đầu kháng chiến toàn quốc là cuộc chiến đấu của nhân dân ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc tao thế trận chiến đấu lâu dài.
- Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Đến ngày 17/2/1947, Trung đoàn Thủ đô rút khỏi vòng vây của địch ra căn cứ an toàn.
- Tại các thành phố Nam Định, Huế, Đà Nẵng,…quần chúng chủ động tiến công, giam địch cuối cùng chủ động rút khỏi thành phố ra căn cứ an toàn. 
- Phối hợp với nhân dân phía Bắc còn có nhân dân ở các tỉnh phía Nam.

2. Ý nghĩa.

- Tạo ra thế trận cho chiến tranh nhân dân.
- Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện.

IV. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947 bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc.

1. Thực dân Pháp tấn công căn cứ Việt Bắc

a. Âm mưu
- Thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
b. Diễn biến
- Ngày 7.10.1947, tấn công bằng hai đường: bộ và quân nhảy dù, tạo thành hai gọng kìm bao vây căn cứ Việt Bắc.
- Ngày 9.10.1947, cánh quân thuỷ và bộ tấn công bao vây phía Tây căn cứ Việt Bắc.

2. Quân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc

a. Diễn biến
- Tại Bắc Cạn: quân dân ta chủ động phản công bao vây, chia cắt địch.
+ Ở hướng Đông: quân ta phục kích chặn địch trên đường số 4 ở Bản Sao và đèo Bông Lau.
+ Ở hướng Tây: quân ta phục kích địch ở sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau .
b. Kết quả: Pháp rút khỏi Việt Bắc
c. Ý nghĩa
- Căn cứ địa Việt Bắc được bảo toàn, bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
- Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.

V. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

1. Thực dân Pháp

- Chuyển sang đánh lâu dài.
- Thực hiện chính sách: “Dùng người Việt trị người Việt”; “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

2. Ta

- Chính trị và ngoại giao:
+ Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
+ Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân đặt  quan hệ ngoại giao với ta.
- Kinh tế: 
+ Phá hoại kinh tế địch, xây dựng nền chính trị tự cung tự cấp.
- Văn hoá, giáo dục: cải cách giáo dục phổ thông.