Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 34 Lịch Sử 9 Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

I/ Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình Lịch sử

* Giai đoạn từ 1919 -> 1930
- Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu trở thành một xã hội thuộc địa.
- Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đưa cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.
* Giai đoạn 1930 -> 1945
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931:
- Cuộc vận động dân chủ (1936 – 1939):
- Tháng 9 – 1939, Nhật vào Đông Dương, Đảng ta tích cực chuẩn bị về mọi mặt để chống Nhật.
+ Ngày 9 – 3 – 1945, Nhật đảo chính Pháp, Đảng đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước.
+ Tháng 8 – 1945, Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
* Giai đoạn 1945 -> 1954
- Cách mạng thành công, Đảng và nhân dân ta phải dương đầu với nhiều thử thách để bảo vệ chính quyền non trẻ.
- Ngày 19 – 12 – 1946, Đảng phát động cuộc kháng chiến toàn quốc với đường lối: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi.
- Chiến tháng Điện Biên Phủ (1954) đã kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết hòa bình được lập lại ở miền Bắc.
* Giai đoạn 1954 -> 1975
- Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: Miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục hoàn thành Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
- Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỉ nguyên độc lập tự do, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
* Giai đoạn 1975 đến nay
- Tháng 12 – 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đã tổng kết 21 năm xã dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước, nêu rõ tầm quan trọng của việc cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Tháng 12 – 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.

II/ Nguyên nhân thắng lợi, những bài học, phương hướng đi lên

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phát huy truyền thống yêu nước, kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn.

2. Phương hướng đi lên: là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.

- Kiên trì, tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Bài học kinh nghiệm

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt và là cội nguồn thắng lợi của Cách mạng nước ta từ trước đến nay.
- Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế là một nhân tố quan trọng quyết định thành công của Cách mạng nước ta.
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.