Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam - Lịch sử lớp 9

Lý thuyết tóm tắt và bài tập trắc nghiệm bài 28 Lịch Sử 9 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam

I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương

* Tình hình chung
- Miền Bắc: được giải phóng.
- Miền Nam: vẫn chịu sự kiểm soát của đế quốc thực dân
* Nhiệm vụ
- Miền Bắc: xây dựng khôi phục kinh tế xã hội chủ nghĩa.
- Miền Nam: tiếp tục đấu tranh chống đế quốc và tay sai

II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960).

1. Hoàn thành cải cách ruộng đất

- Kết quả:
+ Ruộng đất đã vào tay người nông dân, khẩu hiệu “Người cày có ruộng” đã trở thành hiện thực.
+ Kinh tế đang dần được khôi phục.
+ Lực lượng phong kiến địa chủ bị đánh đổ.
- Ý nghĩa: Thắng lợi của cải cách ruộng đất góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ–Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới Đồng khởi (1954–1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, gìn giữ và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959)

a. Hoàn cảnh: 
- Sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ nhảy vào miền Nam thay chân Pháp -> trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân ta.
b. Diễn biến
- Mở đầu là “Phong trào hoà bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn từ 8.1954.
- Từ 1958 – 1959, phong trào đấu tranh có sự thay đổi về mục tiêu và hình thức: chống “tố cộng”, “diệt cộng” đòi các quyền lợi dân sinh dân chủ phát triển, ngày càng quyết liệt hơn.
=> Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

2. Phong trào “Đồng khởi” (1959 -1960)

a. Nguyên nhân
- 1957-1959, Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” tăng cường đàn áp khủng bố cách mạng. 5/1959 cho ra đời bộ luật phát xít 10-59, chính thức đặt cộng sản ngoài vòng phát luật 
- Đảng ta đã cho ra đời nghị quyết 15: chỉ rõ con đường phát triển cách mạng miền Nam.
b. Diễn biến 
- Từ 1957-1959, Mĩ - Diệm mở rộng chính sách "tố cộng, diệt cộng"
- Phong trào cách mạng miền Nam kết hợp giữa chính trị và vũ trang giành chính quyền.
- Diễn biến: ngày 17/1/1960 phong trào đồng khởi nổ ra ở Bến Tre, lan rộng khắp Nam Bộ, trung Trung Bộ.
- Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
c.Kết quả
- Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam ra đời (20.12.1960) là đại diện chân chính nhất của nhân dân miền Nam.
- Phá 2/3 chính quyền cơ sở của Mĩ Diệm ở thôn, xã, trên cơ sở đó chính quyền cách mạng thành lập dưới hình thức là những Uỷ ban nhân dân tự quản.
d. Ý nghĩa:
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của đế quốc Mĩ ở miền nam.
- Tác động mạnh làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền nam.

3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9.1960)

a. Hoàn cảnh
- Miền Bắc thắng lợi trong cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất.
- Miền Nam thắng lợi trong phong trào “Đồng khởi”.
b. Nội dung: 
- Xác định nhiệm vụ cách mạng của hai miền và nhiệm vụ chung
+ Miền Bắc: tiến hành chủ nghĩa xã hội
+ Miền Nam: đẩy mạnh cách mạng dân chủ nhân dân
=> Nhiệm vụ chung: hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất nước nhà.
- Xác định vai trò, vị trí của cách mạng mỗi miền.
- Đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
c. Ý nghĩa: 
- Tạo ra một luồng sáng mới, một sinh khí mới cho toàn Đảng, toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.

IV. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965)

a. Mục tiêu: 
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm.
b. Ý nghĩa
- Là hậu phương vững chắc cho miền Nam.

V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược” Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965).

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

a. Hoàn cảnh: 
- Bị thất bại trong phong trào “Đồng khởi”.
b. Tính chất
- Là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí – trang bị kĩ thuật phương tiện chiến tranh của Mĩ.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

a. Âm mưu, thủ đoạn của Mĩ
- Xây dựng Ngụy quân.
- Càn quét, lập ấp chiến lược.
- Bình định
- Mục đích: ngăn cản tiếp tế của miền Bắc.
b. Chủ trương của Đảng
- Kết hợp đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự, nổi dậy và tiến công trên cả ba vùng chiến lược.
- Đánh địch bằng ba mũi giáp công: chính trị, quân sự, binh vận.
c. Diễn biến 
Quân sự:
- Năm 1962, ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...
- Trên mặt trận chống phá bình định, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá ấp chiến lược. Kết quả đến cuối năm 1964, đầu năm 1965 ta phá được 2/3 số ấp chiến lược Mĩ lập nên.
- Ngày 2/1/1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc
d. Kết quả
- Chính quyền Diệm lung lay, sụp đổ.
- Chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản.