Bài 20: Kinh tế khu vực Đông Nam Á - Địa lí lớp 11

Câu hỏi trắc nghiệm bài 20: Kinh tế khu vực Đông Nam Á địa lí 11. Có đáp án và giải thích chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Lý thuyết: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

I. Cơ cấu kinh tế

Kinh tế các nước Đông Nam Á có sự chuyển dịch ngày càng rõ rệt, theo hướng từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế phát triển công nghiệp và dịch vụ.

II. Công nghiệp

- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Sự phát triển này nhằm tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá của mỗi quốc gia.

- Các ngành:

+ Công nghiệp hiện đại: lắp rắp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử,… phát triển mạnh.

+ Công nghiệp truyền thống: dệt may, khai thác than, chế biến thực phẩm,… nhằm phục vụ xuất khẩu.

III. Dịch vụ

- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.

- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.

- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.

IV. Nông nghiệp

Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.

1. Trồng lúa nước

- Là cây lương thực truyền thống và quan trọng.

- Sản lượng không ngừng tăng.

- Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.

- Các nước ĐNA cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực.

2. Trồng cây công nghiệp

- Các cây công nghiệp chủ yếu: cao su, hồ tiêu, cà phê,…

- Sản phẩm của cây CN chủ yếu dùng để xuất khẩu.

- Được trồng nhiều ở: Việt Nam, Indonexia, Thái Lan, Malayxia,…

- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết tất cả các nước trong khu vực.

3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản

- Chăn nuôi gia súc: tuy có số lượng khá lớn nhưng chưa thành ngành chính. Gia súc chủ yếu: trâu bò, lợn.

- Đây cũng là khu vực nuôi nhiều gia cầm.

- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển mạnh.


Học Tin Học