Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động - Ngữ văn lớp 7 - sách cũ

Gồm các câu hỏi trắc nghiệm và lý thuyết về Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

- Khái niệm:
+ Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) 
+ Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
- Mục đích: 
•    Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.
•    Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.
•    Dùng trong văn phong khoa học.
•    Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn
- Cấu tạo : 
a) Về mặt nội dung, câu chủ động và câu bị động về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên, sẽ có sự chú ý khác nhau về chủ ngữ trong câu 
b) Về mặt cấu tạo, câu bị động thường có các từ được, bị như một dấu hiệu hình thức để phân biệt câu bị động với câu chủ động. Cần chú ý có hai loại câu bị động:
Câu bị động có dùng được, bị.
Câu bị động không dùng từ được, bị