Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ngữ văn lớp 7 - sách cũ

Gồm các câu hỏi trắc nghiệm và lý thuyết về Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Đức tính giản dị của Bác Hồ

* Tác giả: 
- Phạm Văn Đồng (1906 – 2000)
- Là nhà Cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn
- Ông tham gia Cách Mạng từ 1925 và đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam
- Sự nghiệp văn học: ông có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc
* Tác phẩm:
- Trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh 
a, Nội dung 
- Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm: Bữa ăn thanh đạm, giản dị; Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên; Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.
- Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp  của Bác. 
b, Nghệ thuật 
- Hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú
- Phối hợp nhiều phép lập luận: Giải thích, Bình luận...  Cách phối hợp nhiều phép lập luận khác nhau như vậy giúp cho tác giả làm sáng tỏ vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn. 
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện. 
- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
-  Kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề.
-  Kết hợp các phương thức biểu đạt: nghị luận, miêu tả, biểu cảm...