Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất - Sinh học 10

Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào

1. Khái niệm năng lượng

- Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.

- Trạng thái của năng lượng:

+ Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công.

+ Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công. 

-  Các dạng năng lượng trong tế bào

+ Hoá năng

+ Nhiệt năng

+ Điện năng

2. ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào

a. Cấu tạo của ATP

- ATP gồm bazơnitơ ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat.

- 2 nhóm phôtphat cuối cùng dễ bị phá vỡ để giải phóng ra năng lượng.

- ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác trở thành ADP và lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.

ATP ⇔ ADP + P i + năng lượng

b. Chức năng của ATP

- Cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh tổng hợp của tế bào.

- Cung cấp năng lượng cho quá trình vận chuyển các chất qua màng (vận chuyển tích cực).

- Cung cấp năng lượng để sinh công cơ học.

II. Chuyển hoá vật chất

1. Khái niệm

- Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

- Chuyển hoá vật chất luôn kèm theo chuyển hoá năng lượng.

- Bản chất gồm 2 quá trình: đồng hoá, dị hoá.

2. Đồng hoá và dị hoá

- Đồng hoá: là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, đồng thời tích luỹ năng lượng - dạng hoá năng.

Chất hữu cơ phức tạp + ADP → Chất hữu cơ đơn giản + ATP

- Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản hơn, đồng thời giải phóng năng lượng.

Chất hữu cơ đơn giản + ATP → Chất hữu cơ phức tạp + ADP