Bài 17: Quang hợp - Sinh học 10

Bài 17: Quang hợp

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 17: Quang hợp

I. KHÁI NIỆM QUANG HỢP

1. Khái niệm:

- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.

- Trong sinh giới, chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang hợp.

2. Phương trình tổng quát

CO2 + H2O + NLAS → (CH2O) + O2

II. CÁC PHA CỦA QUÁ TRÌNH QUANG HỢP

Quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối.

1. Pha sáng:

a. Khái niệm:

- Pha sáng là pha mà năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành năng lượng trong các phân tử ATP, NADH.

- Pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

- Pha sáng: chỉ diễn ra khi có ánh sáng. Năng lượng ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP.

b. Diễn biến:

- Nơi diễn ra: Màng tilacôit của lục lạp.

- Các sắc tố quang hợp và các thành phần của chuỗi truyền điện tử được sắp xếp thành những phức hệ có tổ chức trong màng tilacôit, nhờ đó quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng được xảy ra có hiệu quả.

- Các phân tử sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng à năng lượng được chuyển vào chuỗi truyền electron à tổng hợp ATP và NADH.

NLAS + H2O + NADP+ + ADP + Pi → NADPH + ATP + O2

- O2 được tạo ra trong pha sáng có nguồn gốc từ các phân tử nước.

2. Pha tối:

a. Khái niệm:

- Pha tối là pha cố định CO2 tự do trong các phân tử cacbohiđrat.

- Pha tối: diễn ra cả khi có ánh sáng hoặc bóng tối. Nhờ ATP và NADPH mà CO2 được biến đổi thành cacbohiđrat.

b. Diễn biến:

- Có một số con đường cố định CO2: C3, C4, CAM.

- Con đường C3 là con đường phổ biến nhất (chu trình Canvin).

+ CO2 từ khí quyển + chất 5C (RiDP) → chất 6C không bền → chất có 3C (bền) → AlPG.

+ AlPG được chia làm 2 phần: AlPG → RiDP, AlPG à tinh bột và saccarôzơ.

- Chu trình C3 sử dụng năng lượng ATP và NADPH từ pha sáng.