Bài 4. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) - Sinh học 11

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống dựa vào các phản xạ và xảy ra phức tạp.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 4. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

I. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

Hình thức cảm ứng là các phản xạ.
1. Phản xạ
Phản xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh (chỉ có ở nhóm động vật có hệ thần kinh).
Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (cơ quan thụ cảm)
+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh). 
+ Bộ phận thực hiện phản ứng (co, tuyến).
- Có các loại phản xạ: phản xạ không điều kiện (số lượng hạn chế) và phản xạ có điều kiện (số lượng ngày càng nhiều trong quá trình sống).

\n<title></title> \n<title></title>
a) Phản xạ không điều kiện
- Có tính bẩm sinh và di truyền được
- Có tính chất loài, vĩnh viễn.
- Trung tâm phản xạ là hoạt động của trụ não và tủy sống.
- Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích: tùy thuộc tính chất của tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ.
b) Phản xạ có điều kiện
- Phản xạ này không đi truyền. Được học trong quá trình sống.
- Có tính chất cá thể, bị mất đi nếu không được củng cố.
- Trung tâm phản xạ là hoạt động của vỏ bán cầu đại não.
- Tác nhân kích thích và bộ phận kích thích: Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ.
Cấu tạo của hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng phản xạ càng nhiều, phản xạ càng chính xác.
Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, đặc điểm phản ứng của sinh vật tùy thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh.
2. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống
- Đại diện: động vật có xương sống: cá, bò sát, chim, thú.
- Đăc điểm cấu tạo:
+ Cấu tạo 2 phần rõ rệt: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
+ Tế bào thần kinh tập trung lại thành một ống nằm ở phía lưng của con vật để tạo thành phần thần kinh trung ương. Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống.
+ Não hoàn thiện và tiến hóa chia làm 5 phần với chức năng khác nhau: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành - cầu não.