Bài 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh học 11

Sinh trưởng và phát triển của mỗi loài, mỗi cá thể động vật trước tiên do nhân tố di truyền quyết định. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật chia thành: nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

I. Các nhân tố bên trong

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có:
+ Yếu tố di truyền: hệ gen chi phối tuổi thọ, tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.
+ Giới tính: ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng và phát triển của giới đực và giới cái không giống nhau.
+ Hoocmon sinh trưởng phát triển.
1. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống

\n<title></title> \n<title></title>
- Hoocmon là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Động vật có xương sống được điều hòa bởi các hoocmon: hoocmon sinh trưởng, tirozin, testosteron, estrogen.
a) Hoocmon sinh trưởng
- Nơi sản xuất: tuyến yên
- Tác dụng:
+ Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp protein.
+ Kích thích phát triển xương.
+ Thiếu GH gây bệnh lùn bẩm sinh, thừa sẽ gây bệnh cao khổng lồ.

\n<title></title> \n<title></title>
b) Tirozin
- Nơi sản xuất: tuyến giáp
- Tác dụng: 
+ Kích thích chuyển hóa ở tế bào
+ Kích thích quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể.
Riêng lưỡng cư tirozin có tác dụng gây biến thái nòng nọc thành ếch.
+ Thiếu gây bệnh đần độn kèm buwous cổ ở trẻ em, ếch thiếu tirozin sẽ không biến thái được. Thừa tirozin sẽ gây bênh Bazơđô ở người lớn, làm trẻ em lớn quá nhanh.
c) Ơstrogen
- Nơi sản xuất: buồng trứng
- Tác dụng:
+ Kích thích sinh trưởng và phát triển ở giai đoạn dậy thì 
+ Tăng phát triển xương
+ Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
d) Testosteron
- Nơi sản xuất: tinh hoàn
- Tác dụng:
+ Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ỏ giai đoạn dậy thì 
+ Tăng phát triển xương,tăng tổng hợp protein, phát triển cơ bắp.
- Nam thiếu testosteron sẽ bị nữa hóa, thừa sẽ làm dậy thì sớm.
2. Các hoocmon ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật không xương sống
a) Ecđison 
- Nơi sản xuất: tuyến trước ngực 
- Tác dụng:
+ Gây lột xác ở sâu bướm
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
+ Nếu thừa ecđisơn sẽ làm sâu biến thái sớm, nếu thiếu sẽ làm sâu không lột xác được.
b) Juvenin
-Nơi sản xuất: thể allata
- Tác dụng: 
+ Gây lột xác ở sâu bướm
+ Ức chế quá trình chuyển hóa sâu thành nhộng và bướm
+ Nếu thừa sẽ làm sâu không hóa nhộng và bướm được, nếu thiếu thì sâu không lột xác được.