Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN - Sinh học 12

Định nghĩa về gen, mã di truyền; tìm hiểu về quá trình nhân đôi ADN, một trong nững quá trình của sự sống. Có bài tập trắc nghiệm và hướng dẫn giải chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

1. Gen

    - Là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
    - Cấu trúc chung của gen cấu trúc: Gồm 3 vùng
        + Vùng điều hòa: đầu 3' mạch mã gốc, có trình tự nu đặc biệt giúp ARN polimeraza khởi động quá trình phiên mã
        + Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa axit amin.
       Các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục
       Phần lớn sinh vât nhân thực có cùng mã hóa không liên tục, xen kẽ exon và intron.
        + Vùng kết thúc: đầu 5' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã

2. Mã di truyền

    - Gen cấu tạo từ nu. Polipeptit cấu tạo từ axit amin. 
    - Có 4 loại nu A, T, G, X. Có khoảng 20 loại axit amin
    - Đặc điểm mã di truyền:
        + Được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ bà nu mà không gối lên nhau
        + Có tính phổ biến, tất cả các loài có chung một bộ mã di truyền, có 1 số ngoại lệ
        + Có tính đặc hiệu, một bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin
        + Mang tính thoái hóa, nhiều bộ bà khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.

3. Quá trình nhân đôi ADN

    - Thời điểm: trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào
    - Kết quả: Tạo ra 2 cromatit trong NST để chuẩn bị phân chia tế bào
    - Quá trình:
        + Bước 1: Tháo xoắn phân tử ADN
        + Bước 2: Tổng hợp các mạch ADN mới
        + Bước 3: Tạo thành hai phân tử ADN