Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân - Sinh học 12

Tóm tắt lý thuyết bài 12 sách giáo khoa sinh học 12. Di truyền liên quan đến giới tính và di truyền ngoài nhân. Định nghĩa và ý nghĩa của 2 hiện tượng này.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân

I. Di truyền liên kết với giới tính

1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST

a) NST giới tính

NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính. Ngoài ra chúng có thể chứa các gen

Ví dụ: Cặp NST giới tính XY ở người có những đoạn gọi là tương đồng và không tương đồng. Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST còn đoạn tương đồng chứa các locut gen giống nhau

b) Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST

Ở động vật có vú và ruồi giấm, con cái là XX, con đực là XY

Một số loài động vật như chim và bướm: con cái XY, con đực XX

Một số loài như châu chấn: con cái XX, con đực có 1 NST X (XO)

2. Di truyền liên kết với giới tính

a) Gen trên NST X

Menden giải thích sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm như sau:

Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y, vì vậy ở cá thể đực chỉ có một alen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra kiểu hình

b) Gen trên NST Y

Gen nằm ở vùng không tương đồng trên Y thì tính trang do gen quy định luôn biểu hiện ra kiểu hình ở một giới

Ví dụ: Tính trạng có túm lông trên vành tai do gen nằm trên NST Y đoạn không tương đồng với NST X, di truyền từ bố cho con trai

c) Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính

Khi biết được một đặc điểm nào đó dễ nhận biết do gen nằm trên NST giới tính quy định thì có thể dùng dấu chuẩn đó để phân biệt giới tính sớm ở động vật

II. Di truyền ngoài nhân

Ở động vật và người, các gen nằm trong ti thể cũng được di truyền theo dòng mẹ, có nghĩa là đời con luôn có kiểu hình của mẹ

Nguyên nhân: khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền tế bào chất cho trứng. Do vậy các gen trong tế bào chất (ti thể hoặc lục lạp) của mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng

Nếu kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở ngoài nhân (ti thể hoặc lục lạp)