Bài 17: Cấu trúc di truyền quần thể (tiếp) - Sinh học 12

Tóm tắc lý thuyết bài 17 Sách giáo khoa sinh học 12. Quần thể và cuấy trúc di chuyển của nó, ý nghĩa thực tiễn. Có bài tập trắc nghiệm và đáp án chi tiết.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 17: Cấu trúc di truyền học quần thể (tiếp theo)

III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối

1. Quần thể ngẫu phối

Quần thể sinh vật được gọi là phối ngẫu khi các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau, tạo ra nhiều biến dị tổ hợp duy trì sự đa dạng của quần thể, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá

Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể một cách không đổi trong những điều kiện nhất định

2. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

Một quần thể được gọi là ở trong trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen (thành phần kiểu gen) của quần thể tuân theo công thức:

                           p2+ 2pq + q2= 1    <=>        p+q=1

p: Tần số alen trội

q: Tần số alen lặn

p2: tần số kiểu gen đồng hợp trội

2pq: Tần số kiểu gen dị hợp

q2: Tần số kiểu gen đồng hợp lặn

Trạng thái cân bằng di truyền trên gọi là trạng thái cân bằng Hacdi-Vanbec

Định luật Hacdi-Vanbec: Trong một quần thể lớn ngẫu phối, nếu không có yếu tố làm thay đổi tần số alen thì thành phần kiểu gen của quần thể sẽ duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác theo đẳng thức:  p2+ 2pq + q2= 1 

Nếu trong một quần thể ngẫu phối có 2 alen A,a và thành phần kiểu gen của quần thể tuân theo định luật Hacdi- Vanbec thì quần thể đó cân bằng di truyền

Điều kiện để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền:

+ Quần thể phải có kích thước lớn

+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên

+ Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau

+ Đột biến có xảy ra hay có xảy ra khi tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch

+ Quần thể phải được cách ly với các quần thể khác (không có dự di-nhập gen)