Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp - Sinh học 12

Tóm tắt lý thuyết bài 18 sách giáo khoa sinh học 12. Ứng dụng di truyền học trong chọn giống. Phương pháp, ý nghĩa và thành tựu. Có bài tập trắc nghiệm và hướng dẫn giải chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

1. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

    - Dựa theo quy luật phân ly độc lập của Menđen, các tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong quá trình sinh sản hữu tính
    - Các nhà chọn giống tạo những dòng thuẩn chủng khác nhau, sau đó lai và chọn những tổ hợp gen mong muốn
    - Những cá thể có tổ hợp gen được chọn sẽ được cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần
        Ví dụ:
        Giống lúa Peta x Giống lúa Dee-geo woo-gen
        => Giống lúa IR8 
        IR8 x Takudan => IR22
        IR8 x IR-12-178 => CICA4

2. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

    - Ưu thế lai: hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ
    - Cơ sở di truyền của ưu thế lai: giả thuyết siêu trội
    - Phương pháp tạo ưu thế lai:
        + Thường tạo các dòng thuần chủng khác nhau -> cho lai các dòng thuần với nhau để tìm ưu thế lai
        + Có thể lai thuận hoặc lai nghịch, hoặc lai con lai của dòng 1 và 2 với dòng thứ 3 để tạo ưu thế lai
        + Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1. Giảm dần ở các thế hệ tiếp sau.
    - Thành tựu ở Việt Nam: các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
        Ví dụ: giống HYT56, giống ngô LVN23, lạc L12, bò lai sind,...