Bài 23: Ôn tập phần di truyền học - Sinh học 12

Củng cố kiến thức về di truyền học. Các kiến thức trọng tâm của học phần. Có bài tập trắc nghiệm và đáp án chi tiết mỗi bài.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 23: Ôn tập phần di truyền học

I. Di truyền

1. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:

         - Di truyền là quá trình truyền đạt thông tin

         - Ở cấp độ phân tử cơ chế di truyền thể hiện qua các cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. Thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con qua cơ chế nhân đôi ADN và được biểu hiện ra tính trạng qua cơ chế phiên mã và dịch mã

         - Mã di truyền là mã bộ 3 với các đặc điểm sau:

                 + Được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ bà nu mà không gối lên nhau
                 + Có tính phổ biến, tất cả các loài có chung một bộ mã di truyền, có 1 số ngoại lệ
                 + Có tính đặc hiệu, một bộ ba chỉ mã hóa một loại axit amin
                 + Mang tính thoái hóa, nhiều bộ bà khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.

          - Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN

2. Cơ chế di truyền ở cấp tế bào và cơ thể:

          - Ở cấp tế bào, thông tin di truyền được tổ chức thành các NST. Mỗi NST chỉ chứa một phân tử ADN duy nhất. Mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên NST

          - Ở sinh vật nhân thực: Mỗi tế bào thường chứa nhiều NST

          - Ở sinh vật nhân sơ: Mỗi tế bào thường chỉ chứa một phân tử ADN kép, có dạng vòng và chưa có cấu trúc NST như ở tế bào nhân thực

          - Nguyên phân kết hợp với giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định của loài

          - Quy luật phân li độc lập: Khi các alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử

          - Các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình. 2 kiểu tương tác gen đó là tương tác bổ sung và tương tác cộng gộp

          - Nhóm gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau gọi là 1 nhóm gen liên kết. Liên kết gen giúp duy trì sự ổn định của loài

          - Hoán vị gen: Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện các tổ hợp gen mới. Hoán vị gen tạo ra biến dị tổ hợp ở các loài sinh sản hữu tính, tạo nên nguồn biến dị di truyền cho quá trình tiến hóa 

          - NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính. Ngoài ra chúng có thể chứa các gen quy định tính trạng thường. Các gen nằm trên NST giới tính thường thường di truyền cùng với giới tính.

         - Phương pháp lai thuận nghịch giúp phát hiện ra một gen nào đó nằm trên NST thường hay NST giới tính

         - Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước phức tạp, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, kể cả bên trong và bên ngoài cơ thể. 

                + Nhiều yếu tố của môi trường tác dộng đến sự biểu hiện của gen.
                + Kiểu hình được tạo thành bởi sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
                + Các mức độ biểu hiện khác nhau của gen phụ thuộc vào sự chi phối của môi trường

3. Cơ chế di truyền ở cấp quần thể:

        - Đặc trưng di truyền của quần thể là tần số alen và tần số kiểu gen:

                 + Tần số alen được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen của các loại alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định

                 + Tần số của một loại kiểu gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể

         - Tuỳ theo hình thức sinh sản của từng loài mà các đặc trưng về vốn gen cũng như các yếu tố làm biến đổi vốn gen của quần thể ở mỗi loài có khác nhau

4. Ứng dụng di truyền học trong chọn giống:

         - Chọn giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: Dựa theo quy luật phân ly độc lập của Menđen, các tổ hợp gen mới luôn được hình thành trong quá trình sinh sản hữu tính. Các nhà chọn giống tạo những dòng thuẩn chủng khác nhau, sau đó lai và chọn những tổ hợp gen mong muốn. Những cá thể có tổ hợp gen được chọn sẽ được cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần

         - Chọn giống bằng phương pháp gây đột biến: Để chủ động tạo các nguồn biến dị di truyền, các nhà di truyền học có thể dùng các tác nhân đột biến khác nhau tạo ra nguồn biến dị rồi từ đó chọn ra các cá thể có gen mong muốn

         - Chọn giống bằng công nghệ sinh học: Tạo nên những sinh vật biến đổi gen có những đặc điểm quý chưa từng có trong tự nhiên

II. Biến dị:

                                                 Sơ đồ biến dị

\n<title></title> \n<title></title>