Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi - Sinh học 12

Tóm tắt lý thuyết bài 27, sách giáo khoa sinh học 12. Sự tiến hóa của sinh giới đã hình thành nên các sinh vật, quần thể sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường sống. Quá trình này diễn ra như nào? Tại sao lại xảy ra hiện tượng như vậy? Có bài tập trắc nghiệm và đáp án chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

1. Khái niệm đặc điểm thích nghi:

          - Khả năng thích nghi của sinh vật là tổng hợp của nhiều đặc điểm riêng rẽ nhưng ở mỗi sinh vật luôn có những đặc điểm chính giúp chúng sống sót tốt hơn. Những đặc điểm như vậy gọi là các đặc điểm thích nghi

2. Quá trình hình thành quần thể thích nghi:

     * Cơ sở di truyền của quá trình hình thành quần thể thích nghi:

            - Quá trình CLTN luôn đào thải các cá thể có kiểu hình không thích nghi và do vậy làm tăng dần số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi cũng như tăng dần mức độ hoàn thiện của các đặc điểm thích nghi từ thế hệ này sang thế hệ khác

           - Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích luỹ các alen cùng tham gia quy định kiểu hình thích nghi. Môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số các kiểu hình có sẵn trong quần thể mà không tạo ra các đặc điểm thích nghi

           - Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào: 

                  + Quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài

                  + Tốc độ sinh sản của loài

                  + Áp lực chọn lọc tự nhiên

    * Thí nghiệm chứng minh vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành quần thể thích nghi

          - Thí nghiệm 1: Thả 500 con bướm đen vào rừng cây bạch dương không bị ô nhiễm (thân cây màu trắng).  Sau một thời gian bắt lại các con bướm ở vùng này và nhận thấy hầu hết bắt được là bướm trắng. Giải phẫu dại dày chim bắt được ở vùng này thấy chim bắt được bướm đen nhiều hơn

         - Thí nghiệm 2: Thả 500 con bướm trắng vào rừng cây bạch dương bị ô nhiễm (thân cây màu xám đen). Sau một thời gian bắt lại các con bướm ở vùng này và nhận thấy hầu hết bắt được là bướm đen. Người ta cũng thấy rằng chim bắt được ở vùng này thấy chim bắt được bướm trắng nhiều hơn

3. Sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi

         - Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi tường này thì có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi. Vì vậy không có một loài sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau