Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể - Sinh học 12

Tóm tắt lý thuyết bài 36 sách giáo khoa sinh học 12. Khái niệm quần thể; sự hình thành quần thể và các mối quan hệ giữa các cá thể.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

I. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể

- Quần thể sinh vật là tập thể các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thười gian xác định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

- Quá trình hình thành quần thể: Đầu tiên, 1 số cá thể cùng loài phát tán tới 1 môi trường sống mới, Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống mới của môi trường sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di tản tới nơi khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống. Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. 

II. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

- Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể

- Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, sánh sáng và các nguồn sống khác... Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp đảm bảo sự tốn tại và phát triển của quần thể