Bài 41: Diễn thế sinh thái - Sinh học 12

Tóm tắt lý thuyết bài 41 sách giáo khoa sinh học 12. Sự phát triển của quần xã có những diến biến phức tạp; phụ thuộc nhiều yếu tố. Quá trình này gọi là diễn thế sinh thái.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 41: Diễn thế sinh thái

I. Khái niệm về diễn thế sinh thái

   - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường

II. Các loại diễn thế sinh thái

1. Diễn thế nguyên sinh

   - Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật

   - Các giai đoạn:

     + Giai đoạn tiên phong: Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong

     + Giai đoạn hỗn hợp: Gồm các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau

     + Giai đoạn đỉnh cực: Hình thành quần xã ổn định tương đối

2. Diễn thế thứ sinh

    - Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống

   - Quần xã này do những thay đổi của tự nhiên hoặc hoạt động của con người đã khai thác tới mức huỷ diệt. Quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt

III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái

   Diễn thế sinh thái xảy ra do nhiều nguyên nhân:

   - Nguyên nhân bên ngoài: tác động của ngoại cảnh lên quần xã

   - Nguyên nhân bên trong: Sự cạnh tranh gay gắt của các sinh vật trong quần xã

IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

    - Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp ta khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến cố bất lợi của môi trường