Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học - Sinh học 12

Củng cố kiến thức học phần tiến hóa và sinh thái. Nhắc lại những kiến thức trọng tâm. Có bài tập trắc nghiệm và đáp án chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học

I. Phần tiến hóa
    Chương I: Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
1. Bằng chứng tiến hóa

    - Đặc điểm giải phẫu so sánh
    - Sự phân bố địa lý
    - Sự phát triển phôi sinh học
    - Đặc điểm về sinh học phân tử
    => xác định mức độ họ hàng giữa các loài sinh vật

2. Học thuyết tiến hóa của Lamac

    - Nguyên nhân hình thành các đặc điểm thích nghi là môi trường sống thay đổi chậm chạp
    - Đặc điểm thích nghi hình thành: cơ quan hoạt động nhiều thì phát triển; cơ quan ít sử dụng thì tiêu biến.
        Hình thành do thay đổi tập quán hoạt động hoặc do môi trường thì có thể di truyền cho đời sau.

3. Học thuyết tiến hóa của Đacuyn

    - CLTN là nhân tố chính phân hóa một loài thành nhiều loài với đặc điểm thích nghi khác nhau
    - Để CLTN xảy ra thì cần biến dị di truyền
    - Môi trường sống có vai trò sàng lọc biến dị

4. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

    - Tiến hóa nhỏ: biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen
    - Tiến hóa lớn: quá trình biến đổi lâu dài, hình thành các đơn vị trên loài
    - Nhân tố tiến hóa: nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
    - Hai cá thể cùng loài: có thể giao phối và tạo con lai hữu thụ; hai cá thể khác loài khi có sự cách ly sinh sản
    - Loài mới hình thành nhờ cách ly địa lý; cũng có thể hình thành trên cùng một khu vực địa lý
    

    Chương II: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
1. Tiến hóa hóa học    

    - Bắt đầu từ hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản: axit amin; axit béo, đường đơn, nucleotit
    - Hình thành các đại phân tử hữu cơ từu hợp chất hữu cơ đơn giản. Xuất hiện protein, axit nucleotit, cacbonhidrat và lipit.

2. Tiến hóa tiền sinh học

    - Sự tương tác của các đại phân tử => hình thành giọt coaxecva
    - Tập hợp các đại phân tử nào có khả năng nhân đôi, chuyển hóa vật chất => được CLTN giữ lại và hình thành tế bào sơ khai

3. Tiến hóa sinh học

    - Bắt đầu khi có những tế bào đầu tiên xuất hiện.
    - Sự tiến hóa của sinh giới gắn với ddieefuf kiện địa chất và địa lý của trái đất.

II. Sinh thái học
    Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật

    - Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật
    - Nhân tố sinh thái ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật
    - Giới hạn sinh thái llaf giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với nhân tố sinh thái
    - Quần thể sinh vật; các mối quan hệ trong quần thể


        Chương II: Quần xã sinh vật

    - Là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định
    - Đặc trưng về thành phần loài và phân bố.
    - Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
    

    Chương III: Hệ sinh thái; sinh quyển và bảo vệ môi trường

    - Hệ sinh thái là một đơn vị cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, biểu hiện chức năng của một tổ chức sống.
    - Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trên Trái đất
    - Trong chu trình dinh dưỡng, càng lên bậc cao năng lượng càng giảm
    - Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi chất trong tự nhiên.