Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Sinh học 12

Tóm tắt bài 6 sách giáo khoa sinh học 12, về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, khái niệm, phân loại và cơ chế phát sinh. Có bài tập trắc nghiệm và hướng dẫn giải chi tiết.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Đột biến số lượng NST là đột biến làm thay đổi về số lượng NST trong tế bào.

I. Đột biến lệch bội

- Là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay 1 số cặp NST tương đồng

- Xảy ra do rối loạn phân bào làm cho 1 số cặp NST tương đồng không phân li

- Làm mất cân bằng của toàn hệ gen nên các thể lệch bội thường không sống được hoặc giảm khả năng sinh sản tùy loài. 

- Cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Trong thực tiễn chọn giống, dùng để xác định vị trí gen trên NST

II. Đột biến đa bội

-  Là đột biến làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n.

- Cơ chế phát sinh tự đa bội: Thể tự tam bội có thể được tạo nên do kết hợp giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội. Thể tự tứ bội có thể dược tạo nên do sự kết hợp các giao tử lưỡng bội . Trong lần nguyên phân đầu tiên nếu tất cả các NST đều không phân li cũng có thể tạo nên thể tự đa bội 

- Dị đa bội là hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong cùng 1 tế bào. 

- Tế bào đa bội có số lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ . Vì vậy thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe mạnh, chống chịu tốt

- Góp phần hình thành nên loài mới. chủ yếu là các loài thực vật có hoa