Cấu tạo trong của phiến lá - Sinh học 6

bài giảng và câu hỏi trắc nghiệm về cấu tạo trong của phiến lá. Có đáp án và hướng dẫn chi tiết.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Cấu tạo trong của phiến lá

Cấu tạo phiến lá gồm ba phần: 

\n<title></title> \n<title></title>
+ Biểu bì bao bọc bên ngoài
+ Thịt lá bên trong
+ Các gân lá xen giữa thịt lá 

1. Biểu bì

\n<title></title> \n<title></title>

\n<title></title> \n<title></title>
- Cấu tạo:
+ Một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp rất sát nhau,có vách phía ngoài dày
+ Trên biểu bì có lỗ khí, tập trung nhiều ở mặt dưới lá, mặt trên lá có rất ít hoặc không có 
+ Lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá 
- Chức năng:
+ Cho ánh sáng tiếp xúc được với các tế bào thịt lá
+ Bảo vệ lá
+ Trao đổi khí và thoát hơi nước 

2. Thịt lá

- Cấu tạo:
+ Gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ( chứa chất diệp lục)
Lục lạp chính là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
- Chức năng: chế tạo chất hữu cơ cho cây 
- Thịt lá có 2 phần:
+ Thịt lá phía trên: hình bầu dục, tế bào có vách mỏng, có lục lạp bên trong, các tế bào xếp thẳng đứng, sát nhau, nhiều lục lạp.
+ Thịt lá phía dưới: tế bào hơi tròn, giữa các tế bào có khoảng trống, các tế bào xếp lộn xộn, có ít lục lạp 

3. Gân lá

- Cấu tạo: gồm mạch gỗ và mạch rây
- Chức năng: Vận chuyển các chất nuôi lá