Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng - Sinh học 6

Bài giảng và câu hỏi trắc nghiệm về kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng. có đáp án và hướng dẫn chi tiết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng

Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp và kính hiển vi

1. Kính lúp và cách sử dụng 

Cấu tạo kính lúp cầm tay:
+ Một tay cầm bằng kim loại hoặc nhựa 
+ Một tấm kính trong, hai mặt lồi
+ Khung kính bằng kim loại hoặc nhựa 
Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3- 20 lần.

Cách quan sát vật mẫu bằng kính lúp cầm tay:
+ Tay trái cầm kính lúp
+ Để mặt kính sắt vật mẫu 
+ Mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.

2. Kính hiển vi và cách sử dụng

 Kính hiển vi hay kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát từ 40 - 3 000 lần. 
Kính hiển vi điện tử phóng to ảnh từ 10 000 - 40 000.
Cấu tạo kính hiển vi gồm:
- Chân kính
- Thân kính gồm:
+ Ống kính: 
            Thị kính ( kính để mắt vào quan sát), ghi độ phóng đại x10,x20.
            Đĩa quay gắn các vật kính  
            Vật kính có ghi độ phóng đại x10,x20...
+ Ốc điều chỉnh:
                Ốc to
                Ốc nhỏ
- Bàn kính: Nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ 
- Gương phản chiếu ánh sáng để ánh sáng tập trung vào vật mẫu 

Cách sử dụng kính hiển vi:
+ Điều chỉnh ánh sáng bằng phương pháp phản chiếu
+ Đặt tiêu bản lên kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương
+ Mắt nhìn vật kính từ 1 phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc đại cấp ( ốc to ) theo chiều kim đồng hồ cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
+ Mắt nhìn vào thị kính tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát 
+ Điều chỉnh bằng ốc vi cấp ( ốc nhỏ ) để nhìn vật mẫu rõ nhất.