Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học - Sinh học 7

Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học - sinh học 7 | Có tóm tắt lý thuyết và bài tập vận dụng tương ứng giúp các em nắm chắc kiến thức

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học

1. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học

- Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm:
    +Sử dụng thiên địch
    +Gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại
-Mục đích: Tiêu diệt sinh vật có hại, hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại

2. Biện pháp đấu tranh sinh học:

-Sử dụng thiên địch:
    +Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại: mèo diệt chuột, gia cầm diệt các loài sâu bọ, cua ốc 
    +Sử dụng những thiên địch đẻ trứng ký sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại: ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám, ấu trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám,…
-Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại: Vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ khi số lượng loài lên qua lớn,..
-Gây vô sinh diệt động vật gây hại: Tuyệt sản ruổi đực ở loài ruồi gây loét da ở bò,…

3. Ưu điểm và những hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học:

-Ưu điểm: Mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm hơn so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Đỡ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng đến rau củ quả, đỡ gây hại cho sức khỏe con người
-Hạn chế: 
    +Nhiều loài thiên địch được di nhập vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém
    +Thiên địch không tiêu diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng
    +Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển
    +Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại