Bài 1: Menđen và di truyền - Sinh học 9

Di truyền học là bộ môn có vai trò quan trọng không chỉ về lý thuyết và còn vó giá trị thực tiễn. Bằng những thực nghiệm của mình, Menđen đặt nền móng cho Di truyền học

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 1: Menđen và di truyền

1. Di truyền học

    - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu
    - Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết
    - Hai hiện tượng này xảy ra song song, gắn liền với quá trình sinh sản.
    - Là ngành mũi nhọn trong Sinh học hiện đại.
    - Có vai trò quan trọng trong Khoa học chọn giống, Y học và Công nghệ sinh học hiện đại.

2. Menđen - người đặt nền móng cho Di truyền học

    - Grêgo Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học.
    - Phương pháp phân tích các thế hệ lai:
        + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản
        + Dùng toán thống kê phân tích số liệu, rút ra quy luật di truyền


3. Một số thuật ngữ và ký hiệu cơ bản của Di truyền học

    - Thuật ngữ:
        + Tính trạng: đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể
        + Cặp tính trạng tương phản: hai trạng thái biển hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng
        + Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật
        + Giống (dòng) thuần chủng: có đặc tính di truyền đồng nhất, các thể hệ sau giống thế hệ trước
    - Ký hiệu:
        + P (parents): cặp bố mẹ xuất phát
        + Phép lai được ký hiệu bằng dấu x
        + G (gamete): giao tử
        + F (filia): thế hệ con.