Bài 12: Cơ chế xác định giới tính - Sinh học 9

Trong bộ nhiễm sắc thể của các tế bào lưỡng bội, ngoài những nhiễm sắc thể thường tồn tại thành những cặp tương đồng giống nhau ở cả giới đực và cái còn có những nhiễm sắc thể giới tính tương đồng và không tương đồng. Chúng chính là sự quyết định giới tính của cá thể con sau này

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

1. Nhiễm sắc thể giới tính:

  - Trong các tế bào lưỡng bội ngoài các NST thường giống nhau ở cả hai giới còn có 1 cặp NST giới tính
      + Tương đồng: XX
      + Không tương đồng: XY
  - NST giới tính mang gen quy định tính trạng liên quan và không liên quan đến giới tính
  - Giới tính nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp XX hoặc XY trong tế bào
    VD: Ở người, động vật có vú,.... Cặp NST XX là giống cái, XY là giống đực. Ở chim, gà,.... cặp NST giới tính XX là giống đực, XY là giống cái.    

2. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính:

  - Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh
  - Cơ thể mang NST XX chỉ cho một loại giao tử mang NST X, thuộc giới đồng giao tử
  - Cơ thể mang NST XY cho hai loại giao tử là một loại mang NST X và một loại mang NST Y, thuộc giới dị giao tử

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính:

  - Thuyết NST giới tính không loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài lên sự phân hoá giới tính
       VD: + Bên trong cơ thể: Nếu dùng metyl testosterol tác động vào cá vàng cái sẽ làm cá vàng cái biến thành cá vàng đực về kiểu hình nhưng không làm thay đổi NST giới tính của cá cái
              + Bên ngoài cơ thể: Ở một số loài rùa, nếu trứng được ấp ở 28ºC sẽ nở thành con đực còn trên 32ºC sẽ nở thành con cái
- Nắm được cơ chế xác định giới tính và ảnh hưởng của môi trường đến sự phân hoá giới tính người ta có thể ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất đặc biệt là điều chỉnh tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi