Bài 15: ADN - Sinh học 9

Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN - vật chất di truyền ở cấp phân tử.

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 15: ADN

1. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN:

- ADN là một loại acid nucleic,thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn 
- Cấu tạo: 
    + Thành phần cấu tạo: Các nguyên tố C, H, O, N và P
    + Nguyên tắc cấu tạo: Theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều phân tử con gọi là đơn phân, các đơn phân là Nucleotit gồm 4 loại Adenin, Timin, Xitozin, Guanin). 
    + Cấu tạo 1 nucleotit: 1 phân tử axit photphoric (H3PO4), 1 phân tử đường (C5H10O4), bazo nito gồm 4 loại A, T, G, X
- Bốn loại Nu liên kết với nhau theo chiều dọc và tùy theo số lượng của chúng mà xác định chiều dài của AND
- ADN của mỗi loài  được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự xắp xếp của các loại nucleotit
- Do trình tự xắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo nên tính đa dạng của ADN.
    => Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật

2. Cấu trúc không gian của phân tử ADN:

- Năm 1953, J.Oatxon và F. Crick đã công bố mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN:
    + Là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ
    + Các nucleotit giữa hai mạch liên kết với nhan bằng các liên kết hidro tạo thành cặp theo nguyên tắc bổ sung ( NTBS), trong đó Adenin (A) liên kết với Timin (T), Guanin (G) liên kết với Xitozin (X)
      => Số A bằng số T và số G bằng số X, dó đó tỷ lệ A+G = T+X 
    + Mỗi chu kì xoắn dài 34Å gồm 10 cặp nucleotit, đường kinh vòng xoắn là 20Å
- Do NTBS nên khi biết trình tự xắp xếp nucleotit trong mạch đơn này thì có thể suy ra trình tự xắp xếp của nucleotit trong mạch đơn kia
- Tỉ số (A+T)/(G+X) trong các ADN khá nhau thì khác nhau và đặc trưng cho từng loài


Học Tin Học