Bài 16: ADN và bản chất của gen - Sinh học 9

Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách thức ADN nhân đôi như thế nào, bản chất của gen và chức năng của ADN là gì

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 16: ADN và bản chất của gen

1. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào?

- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian
- Quá trình tự nhân đôi của ADN:
    + ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn dần tách nhau theo chiều dọc
    + Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trên mỗi mạch của ADN mẹ theo nguyên tắc bổ sung hình thành mạch mới
  => Tạo ra hai ADN con giống với ADN mẹ
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc sau:
    + Nguyên tắc bổ sung (NTBS): Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T và ngược lại, G liên kết với X và ngược lại
    + Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới
  => Chính sự tự nhân đôi cùa ADN là cơ sở của sự nhân đôi của NST, tiếp theo sự hình thành 2 ADN con là sự hình thành chất nền prôtêin, tạo nên 2 crômatit.

2. Bản chất của Gen:

- Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định, gen cấu trúc lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một phân tử prôtêin
- Trung bình mỗi gen gồm khoảng 600 đến 1500 cặp nuclêôtit có trình tự xác định
- Mỗi tế bào của mỗi loài chứa nhiều gen

3. Chức năng của ADN:

- ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền
- Qua quá trình nhân đối ADN truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể