Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp) - Sinh học 9

Menđen đã phát minh ra phép lai phân tích, từ đó phát hiện ra tương quan trội lặn giữa các tính trạng. Có giá trị to lớn trong thực tiễn sản xuất. Bên cạnh tính trạng trội, lặn, còn có tính trạng trội không hoàn toàn

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp)

3. Lai phân tích

    - Kiểu gen: tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
    - Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau (AA, aa...)
    - Thể dị hợp: chứa cặp gen tương ứng khác nhau (Aa...)
    - Phép lai phân tích:
        + Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
        + Nếu kết quả là đồng tính => cá thể có kiểu gen đồng hợp tử
        + Nếu kết quả phân tính => cá thể có kiểu gen dị hợp tử.

4. Ý nghĩa cảu tương quan trội - lặn

    - Tương quan trội - lặn là hiện tượng phổ biến.
    - Thông thường, tính trạng trội là tốt, tính trạng lặn là xấu
    - Để xác định tương quan trội - lặn, sử dụng phép lai phân tích.
    - Mục tiêu là giúp chọn ra các giống có giá trị kinh tế cao.

5. Trội không hoàn toàn

    - Cơ thể lai F1 mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
    - Trội không hoàn toàn là hiện tượng dị truyền trong đó kiểu hình F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1