Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống - Sinh học 9

Bài học cho biết các phương pháp gây đột biến nhân tạo và thành quả của chúng trong chọn giống

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

1. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí:
  

    - Gồm 3 loại chính: Các tia phóng xạ, tia tử ngoại, sốc nhiệt
    - Các tia phóng xạ: 
        + Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta,...khi xuyên qua các mô gây đột biến gen hoặc đột biến NST
        + Trong chọn giống thực vật, người ta đã chiếu xạ với cường độ và liều lượng thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trường của thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy. Gần đây người ta còn chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cấy
    - Tia tử ngoại: Không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ nên chỉ dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, chủ yếu để gây các đột biến gen
    - Sốc nhiệt: Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột làm cho cơ chế tự báo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh nên gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rối loạn sự phân bào, thường phát sinh đột biến số lượng NST

2. Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học:
   

    - Những hoá chất dùng để tạo đột biến gen khi vào tế bào chúng tác động trực tiếp lên phân tử ADN gây ra hiện tượng thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác, gây ra mất hoặc thêm cặp nucleotit.
    - Để gây đột biến bằng tác nhân hoá học ở cây trồng, người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp, tiêm dung dịch vào bầu nhụy, quấn bông có tầm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Đối với vật nuôi, có thể cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng
    - Ngày nay, người ta đã phát hiện được những hoá chất có hiệu quả gây đột biến vượt cả các tác nhân vật lí, được gọi là siêu tác nhân đột biển như: êtyl mêtan sunphônat (EMS), nitrôzô mêtyl urê (NMU), nitrôzô êtyl urê (NEU),....
    - Người ta thường dùng dung dịch cônsixin để tạo thể đa bội
    - Các hoá chất gây đột biến đều có tính độc cao, nguy hiểm đối với người sử dụng nên khi dùng cần đeo khẩu trang và mang găng tay cao su, mặc quần áo bảo hộ lao động,...

3. Sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống:
  

    - Trong chọn giống vi sinh vật phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu
    - Tùy thuộc vào đối tượng và mục đích chọn giống, người ta chọn lọc theo các hướng khác nhau như:
        + Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao
        + Chọn các thể đột biến sinh trường mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn
        + Chọn các thể đột biến giảm sức sống (yếu hơn dạng ban đầu) không còn khả lăng gây bệnh mà đóng vai trò một kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định cho vật chủ chống được loại vi sinh vật đó
    - Trong chọn giống cây trồng, người ta chú ý tới các đột biến rút ngắn thời gian sinh trưởng cho năng suất và chất lượng cao, kháng được nhiều loại sâu bệnh, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi về nhiệt độ và đất đai
        + Người ra đã trực tiếp sử dụng các thể đột biến từ một giống tốt đang được gieo trồng trong sản xuất để nhân lên với mục đích cải tiến một vài nhược điểm của giống đó để tạo ra giống mới tốt hơn
        + Sử dụng các thể đột biến có ưu điểm từng mặt để lai với nhau nhằm tạo ra giống mới
        + Sử dụng các thể đa bội ở dâu tằm, dương liễu, dưa hấu... để tạo ra các giống cây trồng đa bội có năng suất cao, phẩm chất tốt
    - Đối với vật nuôi, phương pháp chọn giống đột biến chỉ được sử dụng hạn chế với một số nhóm động vật bậc thấp, khó áp dụng với nhóm động vật bậc cao