Bài 34: Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần - Sinh học 9

Bài học mô tả các hiện tượng thoái hoá, nguyên nhân của chúng và vai trò của phương pháp tự thụ phân bắt buộc và giao phối cận huyết

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 34: Thoái hoá do tự thụ phấn và do giao phối gần

1. Hiện tượng thoái hoá:
    

    - Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: Các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết
    - Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật:
        + Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái
        + Thoái hoá do giao phối gần Biểu hiện: Sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non,..

2. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá:
   

    - Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tỉ lệ gen đồng hợp tử tăng, tỉ lệ gen dị hợp tử giảm dần
      => Dẫn đến các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang đồng hợp lặn biểu hiện ra tính trạng xấu có thể gây hại cho cơ thể
    - Một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc thường xuyên giao phối gần không bị thoái hoá vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng

3. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống:
  

    - Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể