Bài 35: Ưu thế lai - Sinh học 9

Bài học cho biết hiện tượng ưu thế lai, nguyên nhân của nó và các phương pháp tạo ưu thế lai trên động vật và thực vật

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 35: Ưu thế lai

1. Hiện tượng ưu thế lai:
    

    - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trôi cả hai bố mẹ
    - Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ

2. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai:
    

    - Về di truyền người ta cho rằng các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện ra tính trạng xấu. Khi lai giữa các bộ mẹ thuần chủng với nhau tạo ra đời con F1 dị hợp tử, chỉ có các tính trạng trội mới được biểu hiện
    - Muốn duy trì được ưu thế lai người ta thường dùng các biện pháp nhân giống vô tính: giâm cành, chiết cành, nuôi cấy mô…

3. Các phương pháp tạo ưu thế lai:
    

    - Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:
        + Ở thực vật chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau 
        + Người ta dùng phương pháp lai khác thứ để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới
    - Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi: 
        + Ở vật nuôi chủ yếu dùng phép lai kinh tế: Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống