Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam - Sinh học 9

Bài học cho biết về các thành tựu chọn giống cây trồng và vật nuôi ở Việt Nam

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

1. Thành tựu chọn giống cây trồng:

     - Thành tựu nổi bật nhất là trong chọn giống lúa, ngô và đậu tương

     - 4 phương pháp chính

     - Gây đột biến nhân tạo:

             + Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể để tạo giống mới

Vd: Giống  cà chua hồng lan được tạo ra từ thể đột biến tự nhiên của giống cà chua Ba Lan trắng

             + Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến

Vd: Giống lúa A20 được tạo ra bằng lai giưuax hai dòng đột biến H20 x H30

             + Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma

Vd: Giống đào vàng được tạo ra bằng đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc. Cho quả to, mã quả đẹp, có màu vàng da cam, ăn giòn, ngọt và có vị thơm đặc trưng

     - Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có

             + Tạo biến dị tổ hợp

Vd: Giống lúa DT10 x OM80 → DT17 với các đặc điểm là có tiềm năng năng xuất cao, hạt gạo dài, trong cho cơm dẻo

             + Chọn lọc cá thể:

Vd: Giống cà chua P375 được tạo ra bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ giống cà chua Đài Loan, thích hợp cho vùng thâm canh

      - Tạo giống ưu thế lai ở F1

Vd: Giống ngô lai LVN10 thuộc nhóm dài ngày, được tạo ra bằng cách lai giữa hai dòng thuần => Vụ xuân có thời gian sinh trưởng 125 ngày, chịu hạn, chống đổ và kháng sâu bệnh

      - Tạo giống đa bội thể: 

Vd: Giông dâu số 12 là giống dâu tam bội, được tạo ra do lai giữa thể tứ bội với giống lưỡng bôi => Có bản lá dày, màu xanh đậm, thịt lá nhiều, sức ra rễ và tỉ lệ hom sống cao 

2. Thành tựu chọn giống vật nuôi:

      - Lai giống là phương pháp chủ yếu tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo giống năng suất thấp và tạo ưu thế lai

      - Tạo giống mới:

Vd: Vịt Anh đào x vịt cỏ → Vịt Bạch tuyết lớn hơn vịt cỏ, biết mò kiếm mồi, lông dùng để chế biến len

      - Cải tạo giống địa phương: Bằng cách dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống ngoại lai, con đực cao sản được dùng liên tiếp qua 4-5 thế hệ, giống địa phương có tầm vóc gần như giống ngoại lai, tỉ lệ thịt nạc tăng, khả năng thích nghi khá tốt

      - Tạo giống ưu thế lai:

Vd: Tạo được con lai kinh tế giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000kg sữa/con/năm, tỉ lệ bơ 4-4,5%

      - Nuôi thích nghi các giống nhập nội

     - Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống:

Vd: Công nghệ cấy chuyển phôi cho phép cấy phôi từ bò mẹ cao sản sang những con bò cái khác 


Học Tin Học