Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị - Sinh học 9

Bài học hệ thống lại toàn bộ kiến thức di truyền và biến dị

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

1. Các quy luật di truyền:

       - Quy luật phân li: Do sư phân li của các cặp nhân tố di truyền trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp 

       - Quy luật phân li độc lập: Phân li độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.

       - Di truyền liên kết: Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau.

       - Di truyền giới tính: Ở các loài giao phối tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1:1

2. Những diễn biến cơ bản của NST qua các kì trong nguyên phân và giảm phân:

    * Nguyên phân:

        - Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, trong kì này có sự nhân đôi của NST.Sau khi kết thúc kì này NST tiến hành nguyên phân
       - Nguyên phân: Sự phân chia nhân và phân chia tế bào chất
              + Kì đầu: Hình thành thoi phân bào nối liền hai cực tế bào. Các NST kép đính vào thoi phân bào ở tâm động
             + Kì giữa: Các NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
             + Kì sau: NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li độc lập về 2 cực của tế bào
            + Kì cuối: Các NST đơn dãn xoắn, ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất
=>  Kết quả: tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống như bộ NST của tế bào mẹ
    * Giảm phân: 

         - Giảm phân I

             + Kì trung gian: NST nhân đôi 

             + Kì đầu I: NST kép co ngắn,  diễn ra sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và chúng có thể bắt chéo với nhau
              + Kì giữa I: Các NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau, chúng tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
             + Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau về hai cực của tế bào
             + Kết thúc: Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST đơn bội kép (n kép) khác nhau về nguồn gốc

         - Giảm phân II

              + Kì trung gian II: NST không nhân đôi

               +Kì đầu II: NST co lại cho thấy rõ số lượng NST kép
               + Kì giữa II: NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
               + Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân li về 2 cực của tế bào 
              + Kết thúc: Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST đơn bội

=> Kết luận: Như vậy sau hai lần phân bào đã tạo ra 4 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa, các tế bào con này là cơ sở để hình thành giao tử

3. Bản chất và ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

       -  Sự phối hợp của 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể
       -  Qua giảm phân tạo ra được các NST có nguồn gốc khác nhau và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã đạo ra được các hợp tử mang tổ hợp NST khác nhau
    => Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp phong phú, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống

4. Cấu trúc và chức năng của ADN, ARN và protein

   * ADN

       - Cấu trúc:  + Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân gồm 4 loại nucleotit: A, T, G, X.     

                         + Cấu trúc không gian: Là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ. Các nucleotit giữa hai mạch liên kết với nhan bằng các liên kết hidro tạo thành cặp theo nguyên tắc bổ sung ( NTBS), trong đó Adenin (A) liên kết với Timin (T), Guanin (G) liên kết với Xitozin (X)

       - Chức năng: Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền

   * ARN
       - Cấu trúc: ARN thuộc loại đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các nucleotit gồm 4 loại là: A (Adenin), U (Uraxin), G (Guanin), X (Xitozin)

       - Phân loại: 

                  + ARN thông tin (mARN): Truyền đạt thông tin quy định cấu trúc protein cần tổng hợp

                  + ARN vận chuyển (tARN): Vận chuyển acid amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein

                  + ARN riboxom (rARN): Thành phần cấu tạo nên Riboxom-nơi tổng hợp protein

   * Protein

         - Cấu trúc: + Cấu trúc bậc 1: Trình tự sắp xếp các acid amin trong chuỗi acid amin
                           + Cấu trúc bậc 2: Chuỗi axit amin tạo thành vòng xoắn lò xo đều đặn
                           + Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian 3 chiều của protein do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại protein
                           + Cấu trúc bậc 4: cấu trúc của một số loại protein gồm hai hoặc nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau
         - Chức năng: + Chức năng cấu trúc: Là thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh, là hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất. Từ đó, hình thành các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, các cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể
                               + Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất: Quá trình trao đổi chất được xúc tác bởi các enzym. Bản chất của enzym là protein
                               + Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất: Các Hoocmon có vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể. Các hoocmon phần lớn là protein
                               + Các chức năng khác: Bảo vệ cơ thể, vận động của tế bào và cơ thể,...

5. Các dạng đột biến: 

        - Đột biến gen: + Là những biến đổi trong cấu trúc của gen ( thường tại một điểm nào đó)

                                 + Các dạng: Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit

        - Đột biến NST: + Đột biến cấu trúc NST : Những biến đổi trong cấu trúc của NST . Các dạng: Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn

                                  + Đột biến số lượng NST: Những biến đổi về số lượng của bộ NST. Các dạng: Dị bội thể và đa bội thể