Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp - Sinh học 9

Tổng kết kiến thức sinh học lớp 6, 7

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp

I. Đa dạng sinh học

1. Các nhóm sinh vật

* Virut

- Đặc điểm chung: 

+ Kích thước rất nhỏ 15-50 phần triệu mm

+ Chưa có cấu tạo tế bào điển hình

+ Bắt buộc phải kí sinh

- Vai trò: gây bệnh cho sinh vật chủ

* Vi khuẩn:

- Đặc điểm chung: 

+Kích thước nhỏ bé (1-vài phần nghìn mm)

+Có cấu tạo tế bào 

+Sống hoại sinh hoặc ký sinh (trừ một số ít tự dưỡng)

- Vai trò:

+ Phân giải chất hữu cơ,được ứng dụng trong nông nghiệp, công nghiệp.

+ Gây bệnh cho sinh vật khác 

* Nấm

- Đặc điểm chung:

+Cơ thể gồm những sợi không màu, một số ít là đơn bào (nấm men)

+ Có cơ quan sinh sản là mũ nấm, sinh sản chủ yếu bằng bào tử

+ Sống dị dưỡng (ký sinh hoặc hoại sinh)

- Vai trò:

+Phân giải chất hữu cơ

+Gây bệnh cho các loài khác

* Thực vật:

- Đặc điểm chung:

+Cơ thể gồm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

+Sống tự dưỡng.

+Phần lớn không có khả năng di động.

+Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài

- Vai trò:

+Cân bằng khí oxi và Cacbonnic điều hoà khí hậu.

+Cung cấp nguồn dinh dưỡng và nơi ở...

+Bảo vệ môi trường sống của các sinh vật khác

* Động vật:

- Đặc điểm chung:

+ Cơ thể gồm nhiều cơ quan, hệ cơ quan.

+ Sống dị dưỡng.

+ Có khả năng di chuyển.

+ Phản ứng nhanh với các kích thích

- Vai trò:

+ Cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguyên liệu nghiên cứu và hỗ trợ con người.

+ Gây bệnh hay truyền bệnh cho người

2. Các nhóm thực vật

- Tảo:

+ Là thực vật bậc thấp, gồm các thể đơn bào và đa bào, tế bào diệp lục, chưa có rễ thân lá thật.

+ Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính

+ Hầu hết sống ở nước

- Rêu:

+ Là thực vật bậc cao, có thân lá cấu tạo đơn giản, có rễ giả, chưa có hoa.

+ Sinh sản bằng bào tử

+ Là thực vật sống ở cạn đầu tiên

+ Phát triển ở môi trường ẩm ướt

- Quyết:

 + Có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn 

 + Sinh sản bằng bào tử

- Hạt trần:

+ Có cấu tạo phức tạp: thân gỗ có mạch dẫn

+ Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở (chưa có hoa và quả)

- Hạt kín:

+ Cơ quan sinh dưỡng có nhiều dạng: rễ, thân, lá, có mạch dẫn phát triển

+ Có nhiều dạng hoa, quả ( chứa hạt)

3. Phân loại hạt kín.

- Một lá mầm

- Hai lá mầm

4. Các nhóm động vật

- Đông vật nguyên sinh 

+Cơ thể đơn bào

+ Phần lớn dị dưỡng

+ Di chuyển bằng chân giả, lông hay roi bơi.

+Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, sống tự do hoặc ký sinh

- Ruột khoang:

+Đối xứng toả tròn, ruột dạng túi 

+ Thành cơ thể có hai lớp tế bào, có tế bào gai để tự vệ và tấn công

- Giun dẹp: 

+ Cơ thể dẹp, đói xứng hai bên và phân biệt đầu đuôi, lưng bụng

+ Ruột phân nhiều nhánh, chưa có ruột sau và hậu môn

+ Sống tự do hoặc ký sinh

- Giun tròn:

+ Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức.

+ Cơ quan tiêu hoá dài từ miệng đến hậu môn nằm ở đuôi

+ Phần lớn sống ký sinh, một số ít sống tự do.

- Giun đốt: 

+ Cơ thể phân đốt, có thể có xoang

+ Ống tiêu hoá phân hoá bắt đầu có hệ tuần hoàn

+ Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ

+ Hô hấp qua da hay mang.

- Thân mềm: 

+ Không phân đốt, có vỏ đá vôi, có khoang áo, hệ tiêu hoá phân hoá

+ Cơ quan di chuyển thường đơn giản.

- Chân khớp: 

+ Có 3 lớp lớn: giáp xác, hình nhện, sâu bọ

+ Các phần phụ phân đốt khớp động với nhau

+ Có bộ xương ngoài bằng kitin

- Động vật có xương sống:

+ Các lớp chủ yếu : cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú

+ Có bộ xương trong có cột sống

+ Các hệ cơ quan phân hoá và phát triển nhất là hệ thần kinh

5. Lớp động vật có xương sống

- Cá

- Lưỡng cư

- Bò sát

- Chim

- Thú

II. Tiến hoá của thực vật và động vật

1. Phát sinh và phát triển của thực vật

\n<title></title> \n<title></title>

 

 

2. Sự tiến hoá của giới động vật


Động vật nguyên sinh  —>Ruột khoang—>  Giun dẹp—>Giun tròn—> Giun đốt —>Thân mềm —>Chân khớp —>Động vật có xương sống

 


Học Tin Học