Bài 66: Tổng kết sinh học toàn cấp (tiếp) - Sinh học 9

Tổng kết chương trình sinh học 9

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 66: Tổng kết sinh học toàn cấp (tiếp)

V. Di truyền và biến dị

1. Cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền

* ADN

Gen( một đoạn ADN) --> mARN--> Protein --> Tính trạng

* NST

- Nguyên phân: là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản vô tính

- Giảm phân: tạo thành giao tử tham gia quá trình thụ tinh tạo hợp tử phát triển thành cá thể mới để duy trì nòi giống

2. Các quy luật di truyền

- Phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân ly về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P

- Phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

- Di truyền giới tính: Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1

- Di truyền liên kết: Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào

3. Biến dị

- Biến dị tổ hợp:

+ Khái niệm: Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P

+ Nguyên nhân: Bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh

+ Tính chất: xuất hiện với tỉ lệ lớn, di truyền được

+ Vai trò:  là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa

- Đột biến: 

+ Khái niệm: Là những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến

+ Nguyên nhân: Do sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể

+ Tính chất: mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc hại, di truyền được

+ Vai trò: là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa

- Thường biến:

+ Khái niệm: Là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường

+ Nguyên nhân: Cùng 1 kiểu gen nhưng khi sống trong các điều kiện môi trường khác nhau (đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc…) khác nhau thì cho nhiều kiểu hình khác nhau

+ Tính chất: biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được

+ Vai trò: Tăng khả năng thích  nghi của sinh vật với điều kiện môi trường sống

4. Đột biến

- Đột biến Gen

- Đột biến cấu trúc NST

- Đột biến số lượng NST

VI. Sinh vật và môi trường

1. Mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống và môi trường

\n<title></title> \n<title></title>

2. Hệ sinh thái

- Quần thể: Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới

- Quần xã: Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

- Hệ sinh thái: Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh)