Bài 8: Nhiễm sắc thể - Sinh học 9

Mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng. NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Bài 8: Nhiễm sắc thể

1. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể:

  - Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau vê hình thái,  kích thước). Trong đó 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gốc từ mẹ
  - Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng được gọi là bộ NTS lưỡng bội (ký hiệu là 2n), bộ NST chứa một NST trong cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội (ký hiệu là n) 
  - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng: Người 2n=46, tinh tinh 2n=48, ngô 2n=20, cải bắp 2n=18,....
  - Ở những loài đơn tính con cái có bộ NTS là XX, con đực có bộ NST là XY
  - Tuỳ theo mức độ duỗi và đóng xoắn mà chiều dài của NST khác nhau ở các kỳ của quá trình phân chia tết bào

2. Cấu trúc của NST:

  - Cấu trúc hiển vi của NST thường được mô ta khi nó có dạng đặc trưng ở kỳ giữa gồm: 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (điểm dính NST vào sợi tơ trong thoi phân bào) chia nó thành hai cánh
  - Mỗi Cromatit chủ yếu gồm: 1 phân tử ADN và protein loại histon

3. Chức năng của NST:

  - NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, có vai trò quan trọng đối với sự di truyền
  - Chính nhờ sự tự sao của ADN đã đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể