Nhân một số thập phân với một số thập phân - Toán lớp 5

Luyện tập nhân một số thập phân với một số thập phân. Nắm được cách nhân và tính chất giao hoán của phép nhân 2 số thập phân. Toán lớp 5.

video bài giảng Nhân một số thập phân với một số thập phân Xem video bài giảng này ở đây!

Bài tập ôn tập lý thuyết

Bài tập luyện tập giúp bạn nắm bắt các kiến thức cơ bản của bài học
0

Điểm xếp hạng (Hệ số x 1)


Thưởng tối đa : 3 hạt dẻ

Bạn phải là thành viên VIP mới được làm bài này! Đăng ký mua thẻ VIP tại đây

Nhân một số thập phân với một số thập phân

1. Quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên

Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau:

- Nhân như nhân các số tự nhiên.

- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.

Ví dụ 1: Đặt tính rồi tính:

2,56 x 4,8

Bài giải

a) Ta đặt tính rồi làm như sau:

\n<title></title> \n<title></title>

Vậy: 2,56 x 4,8 = 12, 288

2. Các tính chất của phép nhân số thập phân

2.1 Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi.

a x b = b x a

2.2 Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.

(a x b) x c = a x (b x c)

3. Nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001; …

3.1 Quy tắc

Khi nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên trái một, hai, ba, … chữ số.

Ví dụ: Nhân nhẩm: 

724,6 x 0,01 = 7,246

3.2 Chú ý

Nếu số chữ số ở phần nguyên của một số ít hơn số chữ số 0 của các số 0,1; 0,01; 0,001 thì khi nhân hai số ta có thể viết thêm một số thích hợp chữ số 0 vào bên trái phần nguyên của số đó rồi nhân như bình thường.

Ví dụ : 71,4 x 0,001 = 0,0714